Ads 468x60px

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

Làm sao để giải thoát bản thân khỏi sự chần chừ


Hãy tránh phát biểu những câu có dạng: “Tôi phải …”. Đừng bao giờ nói như thế với bản thân, kể cả nói thành tiếng hay chỉ nhủ thầm. Khi bạn nói: “Tôi phải …”, não của bạn phải nhận lãnh hai nhiệm vụ mâu thuẫn nhau: vừa phải chuẩn bị năng lượng để bạn thực hiện công việc ấy, vừa phải bảo vệ bạn trước nguy cơ thất bại.Cơ thể bạn chuẩn bị để cùng hành động và trốn chạy – hai nguồn năng lượng bù trừ cho nhau và khiến bạn bất lực.

Giải pháp tốt hơn trong mọi trường hợp là hãy nói: “Tôi sẽ …” hoặc “Tôi có thể …”; và bạn phải thật lòng nghĩ như thế. Hãy nói thật to với bản thân và với mọi người. Đừng lo nghĩ về cảnh tượng mình thất bại. Thay vào đó, hãy tưởng tượng mình hoàn toàn làm chủ công việc và hoàn tất nó một cách suôn sẻ.

Hãy tập trung vào sự khởi đầu. Nếu lý trí của bạn biết rằng bạn đang xoay xở để thực hiện công việc mà mình lãnh nhận, nó có thể xui khiến bạn buông bỏ mục tiêu trong khi đang thực hiện. Điều này nghe có vẻ kỳ lạ đối với những người làm việc nhắm tới mục đích cụ thể. Tuy nhiên, hãy tập trung vào sự khởi đầu, vào bước đầu tiên. Hãy hòa mình vào quá trình thực hiện công việc thay vì bị ám ảnh bởi kết quả cuối cùng. Hãy nuôi dưỡng tình yêu đối với cuộc hành trình chứ không chỉ đối với đích đến.

Đừng hoàn hảo trong công việc. Mong muốn hoàn hảo là lý do mà nhiều người đưa ra để biện minh cho việc họ không thử làm một điều gì đó. Nhiều người không dám viết sách bởi họ biết rằng nó sẽ không hoàn hảo. Nhiều người bám chặt lấy công việc cũ, nhàm chán và có mức lương thấp bởi “Công việc hoàn hảo chẳng hề tồn tại”. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn hãy đặt mình ngang hàng với những người đã viết nên những cuốn sách (không hoàn hảo) và có can đảm để chuyển sang một công việc (không hoàn hảo) khác.

Hãy vui chơi nhiều hơn. Nhiều người đã ngược đãi bản thân khi phải sống dưới áp lực về thời gian. Họ xóa hết các trò chơi trên máy vi tính, không đi dạo và không chơi đùa với con cái vào buổi tối. Thế là cuộc sống của họ buồn tẻ hơn và dần bị mất cân bằng. Kết quả là năng lực làm việc của họ ngày càng giảm sút đi.

Hãy vượt ra khỏi khuôn mẫu này bằng cách thư giãn nhiều hơn khi bạn bị căng thẳng. Hãy xác định khoảng thời gian dành cho việc này, chẳng hạn như nửa tiếng để đi dạo, mười phút để chơi game trên máy tính. Khi giải trí một cách lành mạnh, đầu óc bạn sẽ sáng tạo hơn và tâm lý bạn thì thoải mái hơn. Nó sẽ mang đến cho bạn sức mạnh để làm việc hiệu quả hơn sau đó. Ngoài ra, nó còn giúp bạn giảm thiểu các chứng rối loạn có liên quan đến sự căng thẳng.

Diễn giải nỗi sợ của bạn một cách đúng đắn. Khi khởi đầu một dự án lớn, chúng ta thường cảm thấy lo lắng và bồn chồn vì nhìn thấy chiều cao khủng khiếp của mục tiêu đặt ra. Thế là nhiều người trong chúng ta đã bỏ cuộc. Sẽ hữu ích nếu bạn biết được rằng nỗi sợ đó là hoàn toàn tự nhiên và bạn không cần phải đầu hàng trước nó. Thực tế, nó giúp bạn biết phân chia đoạn đường dài ra thành nhiều chặng nhỏ để dễ bề xoay xở hơn.

Hãy làm việc với cuốn lịch ngược. Hãy ghi thời hạn cuối của dự án mà bạn đang thực hiện vào dòng đầu tiên của một mảnh giấy. Sau đó trên mỗi dòng, hãy tính lùi về hiện tại. Dĩ nhiên, bạn cũng có thể sử dụng cuốn lịch bình thường nhưng nó sẽ khiến bạn đi ngược lại dòng chảy tâm lý của mình. Tiềm thức của bạn phát triển một ác cảm tự nhiên đối với việc làm như thế. Hãy sử dụng cuốn lịch ngược nếu bạn cảm thấy bị quá tải.

Hãy giải quyết nỗi lo lắng. Cảm giác lo lắng sẽ khiến ta giảm tốc độ và đánh mất lòng hăng hái. Thông thường, mỗi khi lo lắng, chúng ta chỉ nghĩ đến những rắc rối có thể xảy đến (“Thật tai hại nếu tôi lại giao hàng trễ!”) và dừng lại ở đó. Trốn chạy là cách để bạn tránh xa các mối nguy hiểm đang treo lơ lửng bên mình. Trong khi đó, việc giải quyết nỗi lo lắng đòi hỏi bạn phải suy nghĩ sâu xa hơn! Hãy nghĩ đến một kịch bản xấu nhất có thể xảy ra nếu bạn giao hàng trễ (“Tôi sẽ bị mất việc”). Tuy nhiên, đừng dừng lại ở đó. Hãy tiếp tục suy nghĩ xa hơn: Tôi sẽ làm gì nếu việc đó xảy ra? (“Tôi sẽ thở phào nhẹ nhõm” hoặc “Tôi sẽ đi học và trở thành một nhà huấn luyện”). 

Nếu kiên trì thực hiện những điều này, bạn sẽ có ưu thế hơn so với những người sợ thất bại: Bạn biết rõ rằng mình có sức mạnh để đương đầu với mọi tình huống. Và bạn sẽ tự tin vượt qua được tấm ván bắc qua vực sâu.

( Source : Bí quyết đơn giản hóa cuộc sống - Werner Tiki Küstenmacher & Lothar Seiwert)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét