Ads 468x60px

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Nổi loạn



“Sự chần chừ là nấm mồ chôn vùi cơ hội.”



Cơn giận dữ - Cảm giác của bò tót nhìn thấy màu đỏ

Khi cảm thấy không được mọi người xung quanh thấu hiểu, chúng ta dễ trở nên giận dữ. Tức giận là một trong những lý do khiến con người ta nổi loạn. Cơn giận dữ này sẽ khiến chúng ta có xu hướng chống lại những người mà ta không thích và trì hoãn việc thực hiện những nhiệm vụ được giao. Khi đó, ta đang gửi đi một tín hiệu mang ý nghĩa nổi loạn. Đôi khi, cơn giận này lớn đến mức khiến ta chẳng muốn làm bất kỳ công việc gì. Tất nhiên, điều này còn tệ hơn cả sự chần chừ nữa!

Nếu duy trì trạng thái giận dữ này trong thời gian dài, những người này không chỉ làm tổn thương người khác mà còn làm hại cả chính bản thân họ. Họ trở thành một người nóng tính và rất dễ bực tức.

Có ai đó sẽ làm việc này

Khi chúng ta nổi loạn và trì hoãn một công việc nào đó thì sẽ có người cảm thấy đây là một công việc cần thực hiện gấp và thế là họ làm luôn. Vậy là chúng ta khỏi phải làm việc đó nữa. Bạn nghĩ mình có thể dùng cái nhận thức đầy sức mạnh này để nổi loạn và tránh khỏi phải làm việc gì hết.

Có thể bạn sẽ nghĩ rằng đây là một ý tưởng tuyệt vời, nhưng hãy cẩn thận. Cái ý tưởng “hãy nổi loạn để khỏi phải làm việc” là một suy nghĩ hết sức tệ hại và có thể phá hỏng mối quan hệ của bạn với anh chị en, cha mẹ và bạn bè của bạn. Bạn có muốn điều này xảy ra không?

Tại sao chúng ta không học cách tôn trọng người khác?

Để phá vỡ tính cách nổi loạn này, chúng ta phải học cách tôn trọng người khác. Tôi hiểu đây không phải là việc dễ dàng. Có người từng nói rằng sự tôn trọng cần phải được tích lũy.

Để hiểu được phương pháp học cách tôn trọng người khác ra sao, chúng ta hãy thử trò chơi có tên gọi “Cân nhắc hậu quả”. Trò chơi này đòi hỏi ta phải nghĩ đến một tình huống cụ thể và xác định những hậu quả từ tình huống đó.

Ví dụ, đa số chúng ta đều thấy mẹ lúc nào cũng cằn nhằn và đó là lý do khiến ta chần chừ. Vậy hãy tưởng tượng cảnh chúng ta loại bỏ bố mẹ ra khỏi cuộc đời mình. Liệu cuộc sống của ta có được cải thiện vượt bậc không? Chắc chắn là chẳng còn ai cằn nhằn với ta suốt ngày nữa. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra đến với những khía cạnh khác trong cuộc sống của ta? Liệu còn người nào nhắc nhở chúng ta phải làm cái này cái nọ, tắm táp cho ta bằng tình yêu thương vô bờ bến, nấu những món ăn ta thích, chia sẻ niềm vui va tiếng cười với ta không? Có thể sẽ có một ai đó làm cho ta những việc tương tự nhưng tôi tin chắc sẽ chẳng bao giờ người đó yêu thương ta bằng tình yêu của một người mẹ.

Khi “Cân nhắc hậu quả” của việc thiếu vắng một người nào đó trong cuộc đời mình, ta sẽ nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của người đó đối với ra. Chỉ khi đó, ta mới có thể trân trọng sự hy sinh của họ và tôn trọng con người họ.

Đừng tự nhủ mình sẽ bắt đầu bày tỏ sự tôn trọng với những người xung quanh vào ngày mai. Hãy làm việc này ngay bây giờ.

Hãy tôn trọng bản thân

Bạn cũng đừng quên tôn trọng chính bản thân mình. Đừng quên rằng mình cũng giống như tất cả mọi người và xứng đáng được tôn trọng. Nhưng hãy hiểu rằng, sự tôn trọng cần phải được tích lũy chứ không phải tự nhiên mà có. Vì thế, hãy xem xét lại cách cư xử đúng mực, những người xung quanh tất nhiên sẽ tôn trọng ta.

Tóm lại : Việc nổi loạn có thể là nguyên nhân khiến chúng ta chần chừ. Hãy tôn trọng người khác và trân trọng những điều họ đã làm cho ta. Hãy biết tôn trọng bản thân và cho mọi người thấy giá trị của mình.

( Source : Teo Aik Cher - Why Procrastinate - Tại sao lại chần chừ )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét