Ads 468x60px

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Sợ hãi

“Trong tiếng Anh, từ sợ hãi (Fear) được đánh vần là : False (sai lầm) + Expectations (kỳ vọng) + Appearing (vẻ ngoài) + Real (thực tế).”


Tôi không biết liệu....
Khi không biết liệu công việc sẽ đòi hỏi ở mình điều gì, chúng ta có xu hướng sẽ chần chừ. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Bạn không biết liệu mình có khả năng làm được việc đó hay không.

Khi không chắc chắn về một việc phải làm, chúng ta sẽ cảm thấy bất an. Và nó sẽ khiến ta chần chừ.

Mọi nỗi sợ hãi

Có thể chúng ta sợ rất nhiều thứ. Những nỗi sợ này thường xuất phát từ những trải nghiệm không mấy dễ chịu khi chúng ta còn nhỏ. Ví dụ, vài người rất sợ chó vì đã từng bị chó cắn; nhiều người thì sợ nước sôi vì đã từng bị bỏng. Tôi đã từng rất sợ bóng tối và gần như lúc nào đèn trong phòng tôi cũng được bật sáng.

Vì thế, khi cảm thấy sợ hãi trước một điều gì đó, ta sẽ có xu hướng chần chừ nếu phải làm những việc có liên quan đến nỗi sợ đó.

Chúng ta có thể sợ những thứ như

· Các kỳ kiểm tra – Bởi vì chúng ta thường bị điểm kém hoặc chúng ta sợ sẽ bị điểm kém

· Sự không hoàn hảo – Bởi vì chúng ta luôn lý tưởng hóa mọi thứ

· Những điều chưa biết – Bởi vì chúng ta cảm thấy thoải mái hơn với những điều mình đã biết

· Mắc sai lầm – Bởi vì chúng ta không thể chịu nổi hậu quả do sai lầm của mình gây ra

· Thay đổi – Bởi vì chúng ta cảm thấy bất an trước những sự thay đổi

· Thành công – Bởi vì có thể chúng ta không biết phải làm gì sau khi đạt được thành công

· Sự chối bỏ - Bởi vì chúng ta không chịu được nỗi đau của việc bị từ chối

Vậy là có quá nhiều nỗi sợ có thể khiến chúng ta chần chừ. Ở đây, chúng ta không thể liệt kê tất cả những nỗi sợ ấy ra được.

Điều chúng ta cần làm là phải nhận thức được rằng sợ hãi là một điều hoàn toàn bình thường. Vấn đề là chúng ta đã để những nỗi sợ hãi ấy ngăn cản quá trình vươn tới thành công của ta.

Tại sao chúng ta không nhận thức được nỗi lo lắng của mình?

Để giải quyết được vấn đề do sự sợ hãi gây ra, trước hết chúng ta phải nhận thức được những mối lo lắng của mình và đối mặt với chúng. Nhận thức được nỗi lo lắng của mình là một chuyện; giải quyết chúng lại là chuyện khác.

Ở đây, tôi xin giới thiệt hai bước để giải quyết nỗi sợ hãi của chúng ta, do Rita Emmet,tác giả của cuốn sách The Procrastinator’s Handbook, đề xuất.

Phương pháp của Rita Emmet là tự hỏi bản thân mình hai câu hỏi :

Câu hỏi đầu tiên : “Mình sợ cái gì?”

Khi tự hỏi bản thân câu hỏi này, chúng ta đang tìm cách xác định nguyên nhân nỗi sợ hãi của mình. 

Bằng cách này, ta sẽ cảm thấy ít sợ hơn đồng thời có thể nhận thức được nó một cách rõ ràng hơn.

Câu hỏi thứ hai : “Điều gì sẽ xảy ra nếu nỗi sợ lớn nhất của mình trở thành sự thật?”

Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu nỗi sợ lớn nhất của ta trở thành sự thật. Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta sẽ bị tổn thương và khốn khổ rất nhiều. Nhưng liệu chúng ta có thể vượt qua được nó không? Dĩ nhiên là có. Bằng cách trải nghiệm và vượt qua nỗi sợ này, chúng ta sẽ trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn đồng thời ít lo lắng về nỗi sợ này hơn.

Phương pháp này rất hiệu quả, và tôi khuyến khích bạn hãy thử áp dụng nó

Sử dụng lời khẳng định

Lời khẳng định là những câu nói ngắn gọn và tích cực mà ta có thể dùng để tự nói với bản thân mình. Việc thường xuyên sử dụng những lời khẳng định sẽ giúp chúng ta định hình lại cách suy nghĩ của mình. Những lời khẳng định đó sẽ thay thế cho suy nghĩ tiêu cực và dẫn dắt chúng ta hành động tích cực hơn. 

Việc nói với bản thân những lời khẳng định là việc làm rất dễ dàng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một vài yếu tố sau:

1) Chúng phải ngắn gọn

Điều này hoàn toàn hợp lý. Ai mà nhớ được một câu khen ngợi dài ngoằng cơ chứ, phải không?

2) Chúng phải tích cực

Điều này cũng hoàn toàn hợp lý. Lời khẳng định mang tính tiêu cực chẳng những không đem lại lợi ích nào hết mà còn gây hại cho tinh thần của bạn.

3) Chúng phải được dùng ở thì hiện tại

Điều này rất quan trọng. Chẳng ai lại nói với bản thân rằng mình thật tuyệt vời trong quá khứ nhưng bây giờ thì không tuyệt cả.

Hãy đưa ra vài lời khẳng định của riêng bạn và thường xuyên lặp lại chúng trong ngày. Hãy để những lời khẳng định này truyền cho bạn sức mạnh.

Tóm lại : Sợ hãi là một cảm giác hoàn toàn bình thường. Nhưng điều quan trọng hơn là ta phải “nhận thức” được nguyên nhân dẫn đến nỗi sợ hãi của mình và đối mặt với chúng!

( Source : Teo Aik Cher - Why Procrastinate - Tại sao lại chần chừ )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét