Ads 468x60px

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Thất bại

“Tôi sẽ không chần chừ một khi tôi đã tránh được nó.”

Tại sao lại bỏ cuộc?

“Bỏ cuộc = Hành động từ bỏ hoặc đánh mất ý chí khi thực hiện một công việc nào đó” 

Đã bao giờ bạn cảm thấy muốn từ bỏ hoặc tạm dừng công việc mà bạn đang thực hiện chưa?

Nguyên nhân của sự chần chừ là do ý chỉ chúng ta không đủ mạnh để thúc đẩy ta tiến về phía trước. Cảm giác muốn từ bỏ có thể bắt nguồn từ những ý chính sau :

· Thất bại triền miên

· Thiếu khao khát và động lực

· Bị người khác đánh giá thấp

· Bị nhiều trở ngại bao vây ...

Thất bại là một phần tất yếu của cuộc sống.

Trong đời mình, mỗi chúng ta đều phải đối mặt với nhiều khó khăn, thất bại. Điều đó khiến ta hoài nghi liệu có nên tiếp tục công việc được giao hay không? Đây là điều hoàn toàn tự nhiên thôi. 

Thất bại là một phần tất yếu của cuộc sống. Có thể ở trường, bạn thi trượt hoặc bị người bạn thích từ chối một cách thẳng thừng. Hay khi ở nhà, bạn không được thông minh như các anh chị mình. một số thất bại lại mang ý nghĩa tích cực vì nó giúp ta nhận thức được sai lầm của mình và rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu. Nhưng việc thất bại quá nhiều lần cũng có thể khiến trái tim rắn rỏi nhất tan vỡ.

Nếu bạn thất bại quá nhiều lần, mọi người sẽ bắt đầu đánh giá bạn và gán cho bạn cái mác chẳng lấy gì làm hay ho.

Bị gán mác

Nhà xã hội học Howard Becker là người đầu tiên sử dụng cụm từ “gán mác”. Việc bị gán mác có thể khiến một người gắn chặt với một đặc tính tiêu cực nào đó. Chẳng hạn, nếu một người bị gán mác nói dối - giống cậu bé chăn cừu trong truyện ngụ ngôn - thì sẽ có rất ít người tin là cậu nói thật. 

Phó mặc cho số phận

Một số người luôn muốn phó mặc cuộc đời mình cho số phận. Họ cho rằng cuộc đời họ đã được định đoạt sẵn và thế là họ cứ để cho dòng đời cuốn đi, tựa như một con thuyền ra khơi không có cánh buồm vậy. Chính vì thế, họ không có động lực để làm việc và việc duy nhất họ làm là chần chừ trước mọi thứ.

Suy nghĩ tích cực và xác định lại tư tưởng của mình?

“Xác định lại tư tưởng = Cho phép tâm trí mình suy nghĩ theo hướng tích cực hơn”

Có hai phương pháp để vượt qua cảm giác muốn bỏ cuộc, một là “thay đổi cái mác” và hai là “hình dung chiến thắng”.

Thay đổi những cái mác

Nhiều khi ta muốn bỏ cuộc vì những lời nhận xét không hay từ mọi người xung quanh. Chính vì thế, ta phải biết vượt qua những nhận xét tiêu cực này để nhìn nhận bản thân một cách tích cực hơn. Phương pháp này giúp ta xoay chuyển cái mác của thất bại về phía công việc chứ không phải bản thân. Vì vậy, hãy ghi nhớ những điều sau :

· Cái thất bại là nỗ lực của ta

· Cái đáng bị vứt bỏ là phương pháp mà ta đang áp dụng

· Cái gây thất vọng là kết quá mà ta đạt được

Có người đã từng nói rằng : “Cả thế giới có thể đánh giá thấp bạn nhưng bạn không thể đánh giá thấp bản thân mình”. Không ai có thể đánh giá thấp bạn trừ khi bạn cho phép người đó làm thế. 

Hình dung chiến thắng

“Hình dung” là một công cụ rất hữu hiệu giúp ta có thêm năng lượng để hành động. Các vận động viên chuyên nghiệp luôn áp dụng phương pháp này khi tập luyện cũng như tham gia thi đấu.

Việc hình dung hay tưởng tượng bản thân đang thực hiện một công việc nào đó sẽ khiến ta có cảm giác đang làm điều đó thực sự. Vì thế, đến khi bắt tay vào hành động, ta đã quen với những khó khăn của nó và không còn cảm thấy lạ lẫm nữa. Đây là một chiến thuật hiệu quả giúp ta vượt qua sự chần chừ.

Tóm lại : Đôi khi chúng ta phó mặc cuộc đời cho số phận bởi ta đã thất bại quá nhiều lần và bị người khác gán cho mình cái mác tiêu cực. Vì vậy, hãy xác định lại tư tưởng để nhìn nhận mọi việc theo chiều hướng tích cực hơn. Việc này luôn có ích cho bạn đấy.

( Source : Teo Aik Cher - Why Procrastinate - Tại sao lại chần chừ ) 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét