Ads 468x60px

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Viện cớ

“Một ngày nào đó không phải là một ngày trong tuần.”

À … ừm … viện cớ à?

Sở dĩ nhiều người tỏ ra chần chừ vì họ luôn biết viện cớ cho việc không chịu hành động của mình.

“Tôi quên mất …”

“Tôi quá mệt …”

“Tôi không được khỏe …”

“Tôi có quá nhiều việc cần phải làm …”

Viện cớ là việc làm rất dễ và rất tiện. Nhưng cái cớ chỉ là … cái cớ. Chấm hết.

Không chịu trách nhiệm

Viện cớ là một trong những cách thức dễ dàng giúp ta trốn tránh trách nhiệm. Những tiếng la hét : “Không phải tại tôi! Không phải tại tôi!” rất thường xảy ra. Chúng giúp ta khỏi phải hoàn thành công việc và có thể đổ lỗi cho ai đó hoặc điều gì đó nếu có chuyện không hay xảy ra. Sau cùng, chúng ta tin rằng (hầu như lúc nào cũng vậy) KHÔNG phải lỗi của ta nếu công việc không được hoàn thành hay không đạt chất lượng.

Cái cớ sau cùng

“Tôi không thể làm nó bây giờ, tôi làm việc hiệu quả nhất khi có áp lực.”

Những người đưa ra cái cớ này một lần nữa lại trì hoãn việc sớm hoàn thành công việc của mình. Họ tuyên bố rằng áp lực sẽ khiến họ có nhiều động lực hơn và làm việc tốt hơn. Và đó chính là lý do vì sao họ chần chừ.

Tại sao chúng ta không cố gắng dẹp bỏ những cái cớ?

Để dẹp bỏ những cái cớ, chúng ta đừng để chúng chiếm hữu hoàn toàn tâm trí ta. Một cách hiệu quả là hãy sử dụng chiến thuật mà tôi đã giới thiệu trong Chương 6 để giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi - chiến thuật dùng lời khẳng định.

Mỗi lần nghĩ đến - hoặc chuẩn bị nghĩ đến - một cái cớ nào đó để biện hộ cho mình, ta hãy mau chóng dẹp bỏ suy nghĩ đó và tự nhủ : “Không có viện cớ gì hết. Mình phải làm việc đó NGAY BÂY GIỜ!”. Sau đó, hãy bắt tay ngay vào làm việc. Bằng cách này, chúng ta đã loại bỏ việc viện cớ cho sự chần chừ của mình.

Giải quyết cái cớ sau cùng

Hãy tự hỏi bản thân : “Liệu mình có thực sự làm việc tốt hơn khi có áp lực không?”

Có thể đối với một số người thì đúng là như vậy thật. Dưới áp lực, họ cảm thấy máu trong người mình sôi sục và có thể làm việc tốt hơn. Nhưng với nhiều người khác, áp lực chỉ khiến họ cảm thấy hồi hộp và lo lắng. Thậm chí, họ có thể bị “đông cứng” khi gặp áp lực!

Lịch làm việc lùi

Một phương pháp mà tôi thấy vô cùng có ích chính là “Lịch làm việc lùi”. Phương pháp này cho phép ta lên kế hoạch làm việc bằng cách đếm ngược thời gian bắt đầu từ ngày công việc được giao cho đến thời hạn phải hoàn thành. Bác sĩ tâm lý Rita Emmett gọi phương pháp này là “Canh thời gian lùi”. 

Phương pháp “Lịch làm việc lùi” tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả để ta thực hiện công việc của mình theo từng phần nhỏ. 

Hãy chịu trách nhiệm về hành động của mình

Tư tưởng hữu ích này sẽ giúp ta hiểu được hậu quả từ hành động của mình.

Dù muốn hay không thì chúng ta vẫn phải hoàn thành thành công việc của mình, vậy tại sao ta không ngừng việc viện cớ lại để thực hiện nó? Sau khi hoàn thành việc cần làm, ta sẽ được nghỉ ngơi thoải mái mà không còn lo nghĩ gì.

Tóm lại : Những cái cớ ở khắp mọi nơi và rất dễ xuất hiện trong đầu ta. Nhưng điều này không có nghĩa là ta sẽ dùng chúng để biện hộ cho sự chần chừ của mình. Hãy ném chúng ra ngoài cửa sổ và hoàn thành những việc ta nên làm.

( Source : Teo Aik Cher - Why Procrastinate - Tại sao lại chần chừ )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét