LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH
CHƯƠNG BỐN MƯƠI MỐT
上士聞道,勤而行之﹔中士聞道,若存若亡﹔下士聞道,大笑之。不笑不足以為道。故建言有之:「明道若昧,進道若退,夷道若類,上德若谷,大白若辱,廣德若不足,建德若偷﹔質真若渝,大方無隅,大器晚成,大音希聲﹔大象無形。」道隱無名,夫唯道,善貸且成。
PINYIN
shàng shì wén dào,qín ér xíng zhī﹔zhōng shì wén
dào,ruo cún ruo wáng﹔xià shì wén dào,dà xiào zhī。bù xiào bù zú yǐ wèi
dào。gù jiàn yán yǒu zhī:「míng dào ruo mèi,jìn dào ruo tuì,yí dào ruo
lèi,shàng dé ruo gǔ,dà bái ruo rù,guǎng dé ruo bù zú,jiàn dé ruo tōu﹔zhí
zhēn ruo yú,dà fāng wú yú,dà qì wǎn chéng,dà yīn xī shēng﹔dà xiàng wú
xíng。」dào yǐn wú míng,fū wéi dào,shàn dài qiě chéng。
PHIÊN ÂM
Thượng sĩ
văn đạo , cần nhi hành chi ﹔ trung sĩ văn đạo , nhược tồn nhược vong ﹔
hạ sĩ văn đạo , đại tiếu chi 。 bất tiếu bất túc dĩ vi đạo 。 cố kiến ngôn
hữu chi :「 minh đạo nhược muội , tiến đạo nhược thối , di đạo nhược
loại , thượng đức nhược cốc , đại bạch nhược nhục , quảng đức nhược bất
túc , kiến đức nhược thâu ﹔ chất chân nhược du , đại phương vô ngung ,
đại khí vãn thành , đại âm hi thanh ﹔ đại tượng vô hình 。」 đạo ẩn vô
danh , phu duy đạo , thiện thải thả thành 。
ANH NGỮ
What the Way is Like
When the wise hear the Way, they practice it diligently.
When the mediocre hear of the Way, they doubt it.
When the foolish hear of the Way, they laugh out loud.
If it were not laughed at, it would not be the Way.
Therefore it is said,When the wise hear the Way, they practice it diligently.
When the mediocre hear of the Way, they doubt it.
When the foolish hear of the Way, they laugh out loud.
If it were not laughed at, it would not be the Way.
“The enlightenment of the Way seems like dullness;
progression in the Way seem like regression;
the even path of the Way seems to go up and down.”
Great power appears like a valley.
Great purity appears tarnished.
Great character appears insufficient.
Solid character appears weak.
True integrity appears changeable.
Great space has no corners.
Great ability takes time to mature.
Great music has the subtlest sound.
Great form has no shape.
The Way is hidden and indescribable.
Yet the Way alone is adept
at providing for all and bringing fulfillment.
-Translated by Sanderson Beck,
Terebess Asia Online
Terebess Asia Online
DỊCH NGHĨA
Bậc thượng sĩ [sáng suốt] nghe đạo [hiểu được] thì
gắng sức thi hành; kẻ tầm thường nghe đạo thì nửa tin nửa ngờ; kẻ tối
tăm nghe đạo [cho là hoang đường] thì cười rộ. Nếu không cười thì đạo
đâu còn là đạo nữa.
Cho nên sách xưa có nói: đạo sáng thì dường như tối tăm, đạo tiến thì dường như thụt lùi, đạo bằng phẳng dễ dàng thì dường như khúc mắc; đức cao thì dường như thấp trũng; cao khiết thì dường như nhục nhã [hoặc thật trong trắng thì dường như nhơ bẩn], đức rộng lớn thì dường như không đủ, đức mạnh mẽ thì dường như biếng nhác, đức chất phác thì dường như không hư [có người dịch là hay thay đổi].
Hình vuông cực lớn thì không có góc [nói về không gian, nó không có góc vì không biết góc nó đâu]; cái khí cụ cực lớn [đạo] thì không có hình trạng cố định; thanh âm cực lớn thì nghe không thấy, hình tượng cực lớn thì trông không thấy, đạo lớn thì ẩn vi, không thể giảng được [không gọi tên được]. Chỉ có đạo là khéo sinh và tác thành vạn vật.
Cho nên sách xưa có nói: đạo sáng thì dường như tối tăm, đạo tiến thì dường như thụt lùi, đạo bằng phẳng dễ dàng thì dường như khúc mắc; đức cao thì dường như thấp trũng; cao khiết thì dường như nhục nhã [hoặc thật trong trắng thì dường như nhơ bẩn], đức rộng lớn thì dường như không đủ, đức mạnh mẽ thì dường như biếng nhác, đức chất phác thì dường như không hư [có người dịch là hay thay đổi].
Hình vuông cực lớn thì không có góc [nói về không gian, nó không có góc vì không biết góc nó đâu]; cái khí cụ cực lớn [đạo] thì không có hình trạng cố định; thanh âm cực lớn thì nghe không thấy, hình tượng cực lớn thì trông không thấy, đạo lớn thì ẩn vi, không thể giảng được [không gọi tên được]. Chỉ có đạo là khéo sinh và tác thành vạn vật.
LỜI BÀN
Đoạn
cuối từ “đại phương vô ngung”, chúng tôi hiểu là nói về đạo. Bốn chữ
“đại khí vãn thành”, hầu hết các học giả đều dịch là “cái khí cụ cực lớn
thì muộn thành” – do đó mà cổ nhân thường dùng thành ngữ đó để diễn cái
ý: người có tài lớn thường thành công muộn.
Nhưng Trần Trụ đọc là: đại khí miễn thành và hiểu là cái khí cụ cực lớn (đạo) thì không (miễn nghĩa là không) có hình trạng cố định (thành); như vậy hợp với “đại phương vô ngung” ở trên, với “đại âm hi thanh”, đại tượng vô hình” ở dưới, mà ý cả đoạn mới nhất quán. Chúng tôi theo Trần Trụ nhưng vẫn chưa tin hẳn là đúng, vì nếu vậy thì “đại khí miễn thành” nghĩa không khác đại tượng vô hình” là bao, ý như trùng. Vì vậy mà chúng tôi phải dịch: “đại âm hi thanh” là thanh âm cực lớn thì không nghe thấy; “đại tượng vô hình” là hình tượng cực lớn thì không trông thấy.
Nhưng Trần Trụ đọc là: đại khí miễn thành và hiểu là cái khí cụ cực lớn (đạo) thì không (miễn nghĩa là không) có hình trạng cố định (thành); như vậy hợp với “đại phương vô ngung” ở trên, với “đại âm hi thanh”, đại tượng vô hình” ở dưới, mà ý cả đoạn mới nhất quán. Chúng tôi theo Trần Trụ nhưng vẫn chưa tin hẳn là đúng, vì nếu vậy thì “đại khí miễn thành” nghĩa không khác đại tượng vô hình” là bao, ý như trùng. Vì vậy mà chúng tôi phải dịch: “đại âm hi thanh” là thanh âm cực lớn thì không nghe thấy; “đại tượng vô hình” là hình tượng cực lớn thì không trông thấy.
Nguyễn Hiến Lê dịch và chú giải
NGỮ PHÁP
Chữ 若nhược trong cụm từ “nhược … nhược” thuộc vào thể loại “câu phức lựa chọn” (tuyển trạch phức cú). Vài vế câu, mỗi vế nêu ra vài tình huống có thể xảy ra, trong đó chọn một tình huống, dịch là “nửa … nửa” hay là “hoặc … hoặc“(Source : Hoasontrang)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét