LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH
CHƯƠNG BỐN MƯƠI HAI
道生一,一生二,二生三,三生萬物。萬物負陰而抱陽,沖氣以為和。人之所惡,唯「孤」、「寡」、「不谷」。而王公以為稱。故,物或損之而益,或益之而損。人之所教,我亦教之:「強梁者不得其死」,吾將以為教父。
PINYIN
dào shēng yī,yī shēng èr,èr shēng sān,sān shēng wàn
wù。wàn wù fù yīn ér bào yáng,chōng qì yǐ wèi hé。rén zhī suǒ
è,wéi「gū」、「guǎ」、「bù gǔ」。ér wáng gōng yǐ wèi chēng。gù,wù huo sǔn zhī ér
yì,huo yì zhī ér sǔn。rén zhī suǒ jiào,wǒ yì jiào zhī:「qiáng liáng zhě bù
dé qí sǐ」,wú jiāng yǐ wèi jiào fù。
PHIÊN ÂM
Đạo sinh nhất , nhất sinh nhị , nhị sanh tam , tam
sinh vạn vật 。 Vạn vật phụ âm nhi bão dương , trùng khí dĩ vi hòa 。 nhân
chi sở ố , duy 「 cô 」、「 quả 」、「 bất cốc 」。 Nhi vương công dĩ vi xưng 。
Cố , vật hoặc tổn chi nhi ích , hoặc ích chi nhi tổn 。 nhân chi sở giáo ,
ngã diệc giáo chi :「 cường lương giả bất đắc kì tử 」, ngô tương dĩ vi
giáo phụ 。
ANH NGỮ
All Things
The Way produced the One;
the One produced two;
two produced three;
and three produced all things.
All things have the receptivity of the femaleThe Way produced the One;
the One produced two;
two produced three;
and three produced all things.
and the activity of the male.
Through union with the life force they blend in harmony.
People hate being orphaned, lonely, and unworthy.
Yet kings and nobles call themselves such.
Often gain can be a loss, and loss can be a gain.
What others teach, I teach also:
“The violent die a violent death.”
I shall make this primary in my teaching.
-Translated by Sanderson Beck,
Terebess Asia Online
Terebess Asia Online
DỊCH NGHĨA
Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh vạn vật. Vạn vật đều cõng âm mà ôm dương, điều hòa bằng khí trùng hư.
Điều mà, mọi người ghét là “côi cút”, “ít đức”, “không tốt”, vậy mà các vương công dùng những tiếng đó để tự xưng. Cho nên vật có khi bớt đi mà lại là thêm lên, có khi thêm lên mà hóa ra bớt đi.
Có một lời mà người xưa dạy, nay tôi cũng dùng để dạy lại, là “cường bạo thì sẽ bất đắc kỳ tử”. Tôi cho lời đó là lời khuyên chủ yếu.
Điều mà, mọi người ghét là “côi cút”, “ít đức”, “không tốt”, vậy mà các vương công dùng những tiếng đó để tự xưng. Cho nên vật có khi bớt đi mà lại là thêm lên, có khi thêm lên mà hóa ra bớt đi.
Có một lời mà người xưa dạy, nay tôi cũng dùng để dạy lại, là “cường bạo thì sẽ bất đắc kỳ tử”. Tôi cho lời đó là lời khuyên chủ yếu.
LỜI BÀN
Câu đầu mỗi người hiểu một cách:
- Đạo là “không”, “không” sinh ra “có”, vậy “một” đó là “có”; hoặc đạo là vô cực, vô cực sinh thái cực, “một” đó là thái cực .
- Đạo là tổng nguyên lý, lý sinh khí, vậy một đó là khí .
Hai thì ai cũng hiểu là âm và dương. Còn ba thì là một thứ khí do âm, dương giao nhau mà sinh ra chăng? Hay là cái nguyên lý nó làm cho âm, dương hòa với nhau? Có nhà chỉ dịch là “ba” thôi, không giảng gì cả.
- Vũ Đồng bảo: một, hai, ba trỏ thứ tự. Đạo sinh ra cái thứ nhất là khí dương, khí dương đó sinh ra cái thứ hai là khí âm, khí âm này sinh ra khí thứ ba là trùng hư để điều hòa âm, dương.
- Đoạn thứ hai: có khi bớt đi mà lại là thêm lên, tức như trường hợp các vương công khiêm tốn tự xưng là “côi cút”, “ít đức”, “không tốt” mà lại được tôn trọng thêm.
Đoạn cuối, câu “Cường lương giả bất đắc kỳ tử”, các nhà chú giải bảo là lời khuyên khắc lên lưng người bằng đồng (kim nhân) đời Chu.
Chúng ta nên để ý: cả cuốn Đạo Đức Kinh chỉ có chương này là nói về ÂM DƯƠNG mà thôi.
- Đạo là “không”, “không” sinh ra “có”, vậy “một” đó là “có”; hoặc đạo là vô cực, vô cực sinh thái cực, “một” đó là thái cực .
- Đạo là tổng nguyên lý, lý sinh khí, vậy một đó là khí .
Hai thì ai cũng hiểu là âm và dương. Còn ba thì là một thứ khí do âm, dương giao nhau mà sinh ra chăng? Hay là cái nguyên lý nó làm cho âm, dương hòa với nhau? Có nhà chỉ dịch là “ba” thôi, không giảng gì cả.
- Vũ Đồng bảo: một, hai, ba trỏ thứ tự. Đạo sinh ra cái thứ nhất là khí dương, khí dương đó sinh ra cái thứ hai là khí âm, khí âm này sinh ra khí thứ ba là trùng hư để điều hòa âm, dương.
- Đoạn thứ hai: có khi bớt đi mà lại là thêm lên, tức như trường hợp các vương công khiêm tốn tự xưng là “côi cút”, “ít đức”, “không tốt” mà lại được tôn trọng thêm.
Đoạn cuối, câu “Cường lương giả bất đắc kỳ tử”, các nhà chú giải bảo là lời khuyên khắc lên lưng người bằng đồng (kim nhân) đời Chu.
Chúng ta nên để ý: cả cuốn Đạo Đức Kinh chỉ có chương này là nói về ÂM DƯƠNG mà thôi.
Nguyễn Hiến Lê dịch và chú giải
(Source : Hoasontrang)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét