Ads 468x60px

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Đạo Đức Kinh - Thiên Hạ 45

laotzu.gif

LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH

CHƯƠNG BỐN MƯƠI LĂM

大成若缺,其用不弊。大盈若沖,其用不窮。大直若屈,大巧若拙,大辯若訥。靜勝躁,寒勝熱,清靜為天下正。

PINYIN

dà chéng ruo quē ,qí yòng bù bì 。dà yíng ruo chōng ,qí yòng bù qióng 。dà zhí ruo qū ,dà qiǎo ruo zhuó ,dà biàn ruo nè 。jìng shèng zào ,hán shèng rè ,qīng jìng wèi tiānxià zhèng 。

PHIÊN ÂM

Đại thành nhược khuyết, kì dụng bất tệ. Đại doanh nhược trùng, kì dụng bất cùng. Đại trực nhược khuất, đại xảo nhược chuyết, đại biện nhược nột. Tĩnh thắng táo, hàn thắng nhiệt. Thanh tĩnh vi thiên hạ chánh .

ANH NGỮ

daotechingThe greatest perfection seems imperfect; yet its use is inexhaustible.
The greatest fullness seems empty; yet its use is endless.
The greatest straightness seems bent.
The greatest skill appears clumsy.
The greatest eloquence seems stammering.
Cold overcomes heat.
Calmness overcomes Active.
Tranquillity is the norm of the world.
-Translated by Tien Cong Tran,
Book of Laozi

DỊCH NGHĨA

Cái gì hoàn toàn thì dường như khiếm khuyết mà công dụng lại không bao giờ hết; cái gì cực đầy thì dường như hư không mà công dụng lại vô cùng; cực thẳng thì dường như cong, cực khéo thì dường như vụng, ăn nói cực khéo thì dường như ấp úng
Tĩnh thắng động, lạnh thắng nóng, thanh tĩnh [vô vi] là chuẩn tắc trong thiên hạ.

LỜI BÀN

Đoạn trên, Vương Bật giảng rằng đạo tùy vật mà tạo thành, cứ tự nhiên, không cố ý, không vì riêng một vật nào, cho nên tựa như khiếm khuyết, hư không…mà công dụng thì vô cùng.
Đoạn dưới, nguyên tác chép là: “Táo thằng hàn, tĩnh thắng nhiệt”: động thì thắng lạnh, tĩnh thì thắng nóng; đó là luật tự nhiên; mùa đông lạnh, ta cử động cho nóng lên, mùa hè nóng, ta ngồi yên cho bớt nóng.
Nhưng bản ý của Lão tử có lẽ ở trong 6 chữ: “thanh tĩnh vi thien hạ chính”, khuyên chúng ta nên thanh tĩnh vô vi, cho nên sửa lại là tĩnh thắng táo, hàn thắng nhiệt” thì hợp hơn. Hàn là lạnh, mà thanh cũng có nghĩa là mát. Vả lại tĩnh và táo, hàn với nhiệt mới tương phản với nhau. Tĩnh và hàn là vô vi, táo và nhiệt là hữu vi; vô vi thắng hữu vi.

Nguyễn Hiến Lê dịch và chú giải
(Source : Hoasontrang)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét