Ads 468x60px

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Đạo Đức Kinh - Thiên Thượng 13

laotzu.gif

LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH

CHƯƠNG MƯỜI BA

寵辱若驚,貴大患若身。何謂寵辱若驚?寵為下,辱為下,得之若驚,失之若驚,是謂寵辱若驚。何謂貴大患若身?吾所以有大患者,為吾有身,及吾無身,吾有何患?故貴以身為天下,若可寄天下﹔愛以身為天下,若可托天下

PHIÊN ÂM

[Sủng nhục nhược kinh , quý đại hoạn nhược thân] .  Hà vị sủng nhục nhược kinh ? Sủng vi thượng, sủng vi hạ , đắc chi nhược kinh , thất chi nhược kinh , thị vị sủng nhục nhược kinh .  Hà vị quý đại hoạn nhược thân ?  Ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả , vị ngô hữu thân , cập ngô vô thân , ngô hữu hà hoạn ? Cố quý dĩ thân vị thiên hạ , nhược khả kí thiên hạ ﹔ái dĩ thân vi thiên hạ , nhược khả thác thiên hạ .

ANH NGỮ

Accept humiliation as a surprise…
Accept humiliation as a surprise.
Value great misfortune as your own self.
What do I mean by “Accept humiliation as a surprise” ?
When you are humble
Attainment is a surprise
And so is loss.
That’s why I say, “Accept humiliation as a surprise.”
What do I mean by “Value great misfortune as your own self” ?
If I have no self, how could I experience misfortune?
Therefore, if you dedicate your life for the benefit of the world,
You can rely on the world.
If you love dedicating yourself in this way,
You can be entrusted with the world.
-Translated by Charles Muller, Tōyō Gakuen University

DỊCH NGHĨA


Chương này tối nghĩa, nhiều nhà cho là chép sai hoặc thiết sót nên đã hiệu đính và chú thích; nhưng vẫn chưa có bản nào làm cho chúng ta thỏa mãn: nếu không gượng gạo, gò ép thì lại mắc cái lỗi không thông, dưới mâu thuẫn với trên hoặc có một vài ý mâu thuẫn với chủ trương của Lão tử.  Dư Bồi Lâm (sách đã dẫn) đã gắng sức chú thích cho ý nghĩa được nhất quán, và dưới đây chúng tôi tạm theo thuyết của ông.
Đại ý ông bảo: Hai chữ “nhược ” trong câu đầu nghĩa như chữ “nãi 乃” (thời xưa hai chữ đó đọc giống nhau, nên dùng thay nhau), nghĩa là “bèn, thì, do đó mà…“.  Nhiều người không hiểu vậy, giảng là “như tối”, hoặc sửa lại là chữ “giả”, như vậy vô nghĩa: Chữ “quý ” nghĩa là coi trọng, tức sợ (theo Hà Thượng Công); còn chữ “thân ” với chữ “kinh ” ở trên là “hỗ bị ngữ” tức những chữ làm đủ nghĩa lẫn nhau, đọc chữ sau thì phải coi ngược lên chữ trước mới thấy nghĩa.  (1), và nghĩa nó cũng là “kinh”.  Vậy câu đầu có nghĩa là: Vinh, nhục thì lòng sinh ra rối loạn, sợ vạ lớn thì lòng rối loạn.
Câu đó là cổ ngữ, chứ không phải của Lão tử vì Lão tử chủ trương “vô dục” (Ngã vô dục nhi dân tự hóa – chương 57); “hậu kỳ thân, ngoại kỳ thân” (chương 7), thì đâu lại để cho vinh nhục, đắc thất làm cho rối loạn, đâu lại “coi trọng cái vạ lớn như bản thân mình”.  Vì vậy, Dư Bồi Lâm đặt câu đó trong dấu móc [ ].  Những câu sau mới là lời giải thích của Lão tử.  Và Dư dịch như sau: [Người đời được vinh hay bị nhục thì lòng sinh ra rối loạn, sợ vạ lớn thì sinh ra rối loạn].
Tại sao vinh, nhục sinh ra rối loạn? Là vì vinh thì được tôn, nhục thì bị hèn; được thì lòng [mừng rỡ mà] rối loạn, mất thì lòng [rầu rĩ mà] rối loạn; cho nên bảo là vinh nhục sinh ra rối loạn.
Tại sao sợ vạ lớn mà sinh ra rối loạn? Chúng ta sợ dĩ sợ vạ lớn là vì ta có cái thân.  Nếu ta không có thân [quên mình có thân đi] thì còn sợ gì tai vạ nữa.
Cho nên người nào coi trọng sự hy sinh thân mình cho thiên hạ thì có thể giao thiên hạ cho người đó được.  Người nào vui vẻ đem thân mình phục vụ thiên hạ thì có thể gởi thiên hạ cho người đó được.
Dư Bồi Lâm dịch như vậy nhưng cũng nhận rằng đó chỉ là thiển kiến của ông, không dám chắc là đúng.
Câu cuối chúng tôi thấy còn 4 bản dịch khác để độc giả lựa chọn.
  1. Kẻ nào biết quý thân vì thiên hạ thì giao phó thiên hạ cho được.  Kẻ nào biết thương thân vì thiên hạ thì gởi gắm thiên hạ cho được.
  2. Kẻ nào quý thân mình vì thiên hạ thì có thể sống trong thiên hạ được.  Kẻ nào yêu thân mình vì thiên hạ thì có thể ký thác mình cho thiên hạ được.
  3. Kẻ nào coi trọng thiên hạ như bản thân mình thì có thể giao phó thiên hạ cho được.  Kẻ nào yêu thiên hạ như yêu bản thân mình thì có thể giao cho việc trị thiên hạ được.
  4. Kẻ nào quý thân mình hơn cả thiên hạ thì có thể giao cho việc trị thiên hạ được.  Kẻ nào yêu thân mình hơn cả thiên hạ thì có thể giao cho việc trị thiên hạ được.
(1) Chúng tôi thú thực đây là lần đầu thấy trường hợp này trong Hoa ngữ; 
trong Việt ngữ không có. Tiếc rằng Dư Bồi Lâm không đưa thêm thí dụ
Nguyễn Hiến Lê dịch và chú giải
(Source : Hoasontrang)
Mục lục

0 nhận xét:

Đăng nhận xét