Bài học này sẽ
giải thích cho chúng ta một trong những nguyên tắc chủ yếu và quan trọng nhất của
tâm lý: Quy luật tương tác.
Tâm lý con người cũng giống như mặt đất, chúng ta gieo ở đó hạt mầm gì thì nó sẽ mọc lên và sinh sôi nảy nở thông qua 5 giác quan. Tâm trí có xu hướng “phản ứng lại điều tương tự”, nghĩa là những hành vi tốt sẽ được đáp trả lại bằng những điều tốt, ngược lại, sự bất công và độc ác cũng được đáp trả tương ứng. Dù cho những hành vi này được điều khiển thông qua ám thị hay tự ám thị, thì trí óc vẫn định hướng các hoạt động thể chất dựa vào những ấn tượng giác quan mà nó tiếp nhận được; vì vậy, nếu bạn muốn tôi “phản ứng lại điều tương tự”, bạn hoàn toàn có thể làm được bằng cách định hình trong tâm trí tôi những ấn tượng giác quan hay những ám thị mà thông qua đó bạn muốn tôi có những hành động đáp trả lại.
Tuy chưa có sự lý giải thỏa đáng về luật tương tác, nhưng các nhà khoa học vẫn công nhận đây là một nguyên tắc đã được định hình. Chúng ta vẫn sử dụng điện mặc dù vẫn chưa có một định nghĩa chính xác về dạng năng lượng này, tương tự như vậy, hãy sử dụng những nguyên tắc tương tác một cách khôn ngoan.
Thực tế là chúng ta vẫn đang gửi đi những thông điệp vào vũ trụ và sẽ nhận được sự phản hồi. Đó là quy luật tương tác. Phải chăng điều này có thể giải thích cho thực tế là những người hay than phiền thì luôn tìm ra nhiều chuyện mới để than phiền, những người ủ rũ thì lúc nào cũng có cả tá chuyện để u buồn, những người thích gây gổ và hung dữ thì thường muốn chọc tức những người vô can để họ cũng nổi giận bừng bừng?
Điều đầu tiên và quan trọng nhất để bạn có thể làm chủ được quy luật này đó là bạn phải luyện tập khả năng làm chủ bản thân. Bạn phải học cách vượt qua được tất cả sự đối xử bất công, ngược đãi mà không được trả đũa lại.
Để vận dụng quy luật tương tác một cách hiệu quả, bạn phải có khả năng tự chủ cao độ.
Nhờ vào nguyên tắc tương tác, chúng ta thực sự có thể biến kẻ thù thành bằng hữu. Nếu bạn có kẻ thù và mong muốn chuyển thành bằng hữu, bạn hoàn toàn có thể chứng minh sự đúng đắn của quy luật này một khi bạn có thể quên đi cái tôi của mình và bớt ngoan cố hơn.
Hình thành thói quen nói với kẻ thù bằng những lời chân thành. Hãy cố gắng tử tế với anh ta. Ban đầu, anh ta sẽ không dễ gì thay đổi, nhưng dần dần sẽ chịu ảnh hưởng trước cách cư xử của bạn và đáp trả lại bạn điều tương tự.
Bạn chính là người quyết định những điều mà bạn muốn đối phương hành động, và cũng chính bạn là người quyết định mình có đạt được điều này thông qua quy luật tương tác hay không.
“Quy luật tự nhiên rất đơn giản: chúng ta chỉ nhận được khi chúng ta cho đi”. Đúng vậy, “Chúng ta chỉ nhận khi chúng ta cho đi”! Đó không phải là điều chúng ta mong muốn đến với chúng ta, mà là điều chúng ta cho đi.
Tôi rất mong các bạn vận dụng quy luật này trong cuộc sống. Không chỉ có những ích lợi hữu hình, hơn thế nữa, nó còn đem đến hạnh phúc và những kết quả hơn cả mong đợi.
Rốt cuộc thì chỉ có sự cố gắng phấn đấu mới cho ta những thành công thật sự.
( Source : Napoleon Hill’s Golden Rules – Những nguyên tắc vàng của Napoleon Hill )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét