Ads 468x60px

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Ấn hành kinh sách


Tetsugen, một người sùng mộ Thiền ở Nhật, quyết định sẽ ấn hành kinh sách, vào thời kinh sách chỉ có bằng tiếng Hán. Sách phải in với những khối khắc gỗ, bảy ngàn bản in một lần, tốn rất nhiều công sức.

Tetsugen bắt đầu đi khắp nơi và quyên góp tiền bạc. Vài người ủng hộ cho vài trăm đồng vàng, nhưng thường thì Tetsugen chỉ nhận được vài xu lẻ. Ông cám ơn mỗi người bố thí với lòng tri ân như nhau. Sau mười năm Tetsugen đã có đủ tiền để bắt đầu in. 

Nhưng vào lúc đó Sông Uji gây lụt lội. Nạn đói theo sau. Tetsugen dùng tiền đã quyên góp cho sách để giúp mọi người khỏi chết đói. Rồi ông lại bắt đầu quyên góp tiền.

Bảy năm sau một trận dịch lan khắp nước. Tetsugen lại dùng tiền quyên góp, để giúp mọi người.

Ông lại quyên góp tiền lần thứ ba, và sau 20 năm ước mơ của ông thành hiện thực. Những khối gỗ khắc in những bản kinh đầu tiên ngày nay còn trưng bày trong tu viện Obaku ở Kyoto.

Người Nhật dạy con cái họ là Tetsugen in ba bộ kinh, và hai bộ đầu vô hình vượt trội hơn cả bộ cuối cùng. 

Bình

• Bố thí là cách đầu tiên trong Lục độ Ba la mật (Sáu cách sang bờ bên kia) của Con đường Bồ tát (Bồ tát đạo). Và trong ba cách bố thí—tài thí, pháp thí, vô úy thí—thì pháp thí cao hàng thứ hai. Ấn hành kinh sách là pháp thí, không phải là chuyện nhỏ, nhất là vào thời xưa việc in ấn rất khó khăn và tốn kém.

Dù vậy cứu người vẫn quan trọng hơn pháp thí. Sách in sớm hay muộn cũng không chết ai, người đói người bệnh mà không cứu ngay thì chết. Thời tính ấn định ưu tiên lúc này.

• Cần uyển chuyển trong đời sống. Việc gì cần phải làm thì làm, đừng nhắm mắt mù quáng theo đúng “kế hoạch”. “Kế hoạch được sinh ra để được điều chỉnh.” (Plans are made to be changed).

• Tetsugen cám ơn người cho trăm đồng vàng và người cho vài xu lẻ “với lòng tri ân như nhau.” Đó là tâm bình đẳng, tâm Phật, nhìn mọi người như nhau, không phân biệt người ít tiền người nhiều tiền.

• 37 năm để hoàn thành tâm nguyện in một bộ kinh—đó là Nhẫn.

(Trần Đình Hoành dịch và bình) 

Publishing the Sutras

Tetsugen, a devotee of Zen in Japan, decided to publish the sutras, which at that time were available only in Chinese. The books were to be printed with wood blocks in an edition of seven thousand copies, a tremendous undertaking.

Tetsugen began by traveling and collecting donations for this purpose. A few sympathizers would give him a hundred pieces of gold, but most of the time he received only small coins. He thanked each donor with equal gratitude. After ten years Tetsugen had enough money to begin his task.

It happened that at that time the Uji River overflowed. Famine followed. Tetsugen took the funds he had collected for the books and spent them to save others from starvation. Then he began again his work of collecting.

Several years afterwards an epidemic spread over the country. Tetsugen again gave away what he had collected, to help his people.

For a third time he started his work, and after twenty years his wish was fulfilled. The printing blocks which produced the first edition of sutras can be seen today in the Obaku monastery in Kyoto.

The Japanese tell their children that Tetsugen made three sets of sutras, and that the first two invisible sets surpass even the last. 

Annotation:

• Giving is the first virtue in Six Paramitas (Six Virtues of Perfection) of the Bodhisvatta Way. And among the three kinds of giving—money/property, Dharma, and fearlessness—Dharma giving ranks second. Sutra printing is Dharma giving, a very high virtue, especially in the old times when printing was a difficult and costly process.

Nonetheless saving human lives is more important than Dharma giving. Sutra printing does not directly affect human lives, but the starving and the sick will die immediately without proper help. The timing factor determines the priority.

• We need to be flexible in life. Do what needs to be done. Don’t blindly follow “the plan.” Plans are made to be changed.

• Tetsugen thanked, “with equal gratitude”, donors who gave a hundred pieces of gold and donors who gave only small coins. That is the Equanimity heart, the Buddha heart, seeing everyone the same way, not discriminating persons with much money from persons with little money.

• 37 years to accomplish the sutra-printing commitment—Patient!

(Tran Dinh Hoanh translated and annotated)

(Source : Trần Đình Hoành)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét