Ads 468x60px

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Sự nghiệp của Gisho

Gisho được truyền giới ni cô khi cô chỉ mới 10 tuổi. Cô được huấn luyện cũng như các sư nam. Khi cô được 16 tuổi, cô đi khắp nơi tim học với mọi thiền sư.

Cô học với Unzan ba năm, sáu năm với Gukei, nhưng không nắm được trí tuệ sáng suốt. Cuối cùng cô đến với thiền sư Inzan.

Inzan chẳng đối xử với cô khác với các thiền sinh nam tí nào. Thiền sư la mắng cô như sấm động. Ông trói buộc ni cô đủ cách để đánh thức bản chất bên trong của ni cô. 

Gisho học với thiền sư Inzan mười ba năm, rồi ni cô tìm được cái cô đang tìm.

Để ca ngợi ni cô, Inzan làm một bài thơ:

Ni cô này học mười ba năm với tôi 
Chiều tối cô quán chiếu công án thâm sâu 
Sáng ra lại vùi đầu vào công án khác 
Ni cô Hoa Tetsuma đã hơn tất cả, trừ Gisho. 
Và kể từ Mujaku chẳng ai thật như Gisho! 
Nhưng vẫn còn nhiều cửa cô phải đi qua 
Cô còn phải chịu nhiều đấm từ bàn tay sắt của tôi 

Sau khi Gisho đã giác ngộ, ni cô đến tỉnh Banshu, lập thiền viện và dạy hai trăm ni cô khác cho đến khi cô qua đời vào tháng 8 năm nọ. 

Bình:

• Inzan đối xử với ni cô Gisho như thiền sinh nam, la lối, hò hét, thúc bách. Đó là tâm bình đẳng của một vị thầy.

• Gisho đi tu năm 10 tuổi. Học với nhiều thầy, kể cả ba thầy lớn từ năm 16 tuổi, chịu đủ mọi la mắng xỉ vả của ba thầy trong 22 năm, để được giác ngộ vào năm 38 tuổi. Tức là cô kiên trì 28 năm để được giác ngộ.

Muốn tìm chân lý thì phải kiên trì.

• Các thiền sư thường ít giải thích cho học trò, người học trò phải tự tìm chân lý. Nhưng thầy có thể thúc bách, đánh động hay gợi ý cho học trò bằng la hét, dộng chổi, thúc bách… âm thầm chỉ hướng tư duy cho học trò.

• Giác ngộ cũng có nhiều cấp. Giác ngộ tầng thấp thì vẫn còn nhiều gian khổ để tiếp tục tìm tòi trí tuệ thâm sâu hơn.

(Trần Đình Hoành dịch và bình) 

Gisho’s Work

Gisho was ordained as a nun when she was ten years old. She received training just as the little boys did. When she reached the age of sixteen she traveled from one Zen master to another, studying with them all.

She remained three years with Unzan, six years with Gukei, but was unable to obtained a clear vision. At last she went to the master Inzan.

Inzan showed her no distinction at all on account of her sex. He scolded her like a thunderstorm. He cuffed her to awaken her inner nature.

Gisho remained with Inzan thirteen years, and then she found that which she was seeking!

In her honor, Inzan wrote a poem:

This nun studied thirteen years under my guidance. 
In the evening she considered the deepest koans, 
In the morning she was wrapped in other koans. 
The Chinese nun Tetsuma surpassed all before her, 
And since Mujaku none has been so genuine as this Gisho! 
Yet there are many more gates for her to pass through. 
She should receive still more blows from my iron fist. 

After Gisho was enlightened she went to the province of Banshu, started her own Zen temple, and taught two hundred other nuns until she passed away one year in the month of August. 
Annotation:

• Inzon treated Gisho the same way he did with male students—screaming, yelling, pushing. That is the equanimity (upekkha) of a master.

• Gisho was ordained when she was 10 years old. She studied with many teachers, including three great teachers since she was 16, enduring their yelling and scolding for 22 years, to gain enlightenment at 38. That means, Gisho was persistent for 28 years to gain Enlightenment.

To find the Truth, one needs persistence.

• Zen masters usually didn’t give out explanation; students had to find the Truth for themselves. But a teacher might give a student a hint in the form of yelling, striking the floor with a sweeper handle, or some other form of urging… subtly pointing out the direction to the student.

• Enlightenment has many levels. One who is at a lower level of Enlightenment still has to endure much hardship to gain deeper insight.

(Tran Dinh Hoanh translated and annotated) 

(Source : Trần Đình Hoành)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét