Ads 468x60px

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Ngủ ngày


Thiền sư Soyen Shaku qua đời năm sáu mươi mốt tuổi. Làm tròn sự nghiệp đời mình, thiền sư để lại một giáo huấn phong phú hơn hẳn giáo huấn của nhiều thiền sư khác. Học trò của thiền sư thường ngủ ngày giữa mùa hè, và dù là thiền sư bỏ qua việc này, thiền sư vẫn không bao giờ phí phạm một giây phút.

Vào một ngày hè, trời nóng bức đến nỗi cậu bé Soyen duỗi thẳng chân và ngủ trong khi thầy mình ra ngoài. Ba tiếng đồng hồ trôi qua, cậu bé Soyen bỗng nhiên tỉnh giấc, nghe thầy đang bước vào, nhưng trễ quá rồi. Cậu đang nằm dài ra đó, chắn ngang cửa.Khi mới 12 tuổi, Soyen đã học triết lý thiền Thiên Thai.

“Thầy xin lỗi, thầy xin lỗi,” thầy của Soyen thì thầm, bước rón rén qua người Soyen, như thể Soyen là một người khách quý. Kể từ đó, Soyen không bao giờ ngủ trưa nữa.

Bình:

• Ngủ trưa là thói quen tại các xứ nóng. Buổi trưa, nhất là trưa hè, trời oi bức đến nỗi mọi người mọi vật đều thấy mệt mỏi và cần nghỉ. Ở Tây Ban Nha (Spain) và các nước có ảnh hưởng Tây Ban Nha ở Nam Mỹ, giấc ngủ trưa gọi là “siesta.”

Theo bài này, ngủ trưa được các thiền sư xem như là phí phạm thời gian. Điều này có lẽ hợp lý với các thiền sư, nhưng đối với nông dân phải làm việc ngoài trời, thì ngủ trưa có lẽ là giúp nông dân làm việc tốt hơn. (Xin đọc thêm về 7 Nguyên Tắc Cho Giấc Ngủ Trưa).

(Thực ra tựa đề bài này nên là “Ngủ trưa” thì đúng hơn là “Ngủ ngày”. Trong văn hóa Việt, ngủ trưa thì được, ngủ ngày thì không. Tuy nhiên, vì bản chính tiếng Anh viết là Daytime, chúng ta dịch là “Ngủ ngày” để tôn trọng bản chính. Nếu là ngủ trưc thì tiếng Anh nên là “noon nap” hay “afternoon nap”.)

• Điểm chính của bài này là Soyen không phí phạm thời gian, hay ảnh hưởng của thầy của cậu bé Soyen trên cách sống của cậu trong suốt cuộc đời?

Cả thầy của Soyen và Soyen đều tôn trọng giấc ngủ trưa của người khác, vì cả hai biết rằng đó cũng là chuyện tự nhiên và thông thường. Cho nên, ngủ trưa không được xem là chuyện xấu, hay lười biếng, dù là các thiền sư có thể nghĩ rằng không ngủ trưa thì vẫn hơn.

Điểm chính là, thầy Soyen xin lỗi cậu học trò 12 tuổi là đã phá giấc ngủ của cậu. Thầy xin lỗi học trò là chuyện hầu như chẳng bao giờ xảy ra ở phương đông, nơi mà thầy tát tai trò là chuyện thường ngày. Ở đây, thầy xin lỗi học trò, mà lại là học trò nhỏ xíu, đang ngủ trưa trong giờ học, tức là làm chuyện chẳng nên làm (dù đó chỉ là bản năng tự nhiên).

Thái độ cực kỳ khiêm tốn của thầy, và cực kỳ tôn trọng học trò của thầy, gây ấn tượng quá lớn trên Soyen, đến nỗi cậu không bao giờ ngủ trưa nữa (để thầy không bao giờ phải xin lỗi cậu lần nữa).

Và Soyen cũng rất tôn trọng [giấc ngủ của] học trò sau nầy như thầy đã tôn trọng mình.

(Trần Đình Hoành dịch và bình).

Sleeping in the Daytime

The master Soyen Shaku passed from this world when he was sixty-one years of age. Fulfilling his life’s work, he left a great teaching, far richer than that of most Zen masters. His pupils used to sleep in the daytime during midsummer, and while he overlooked this he himself never wasted a minute.

When he was but twelve years old he was already studying Tendai philosophical speculation.

One summer day the air had been so sultry that little Soyen stretched his legs and went to sleep while his teacher was away. Three hours passed when, suddenly waking, he heard his master enter, but it was too late. There he lay, sprawled across the doorway.

“I beg your pardon, I beg your pardon,” his teacher whispered, stepping carefully over Soyen’s body as if it were that of some distinguished guest. After this, Soyen never slept again in the afternoon.

(Source : Trần Đình Hoành)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét