Thái Mậu là một vị danh nho quận Hà Nội thời cuối nhà Tây Hán, dưới thời Hán Ai Đế, Hán Bình Đế, do học thức uyên bác mà được người đời tôn sùng. Triều đình mở khoa thi tiến sĩ, Thái Mậu trong khi trình bày và phân tích về vấn đề tai họa, đưa ra kiến giải độc đáo của mình, đồng thời có thể trình bày có lý lẽ, có căn cứ, kết quả đỗ khá cao, được triều đình bổ nhiệm làm Nghị lang, sau thăng làm Thị trung. Khi Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, Thái Mậu vì có quan hệ rất tốt với Đậu Dụng, để trấn tránh cái khổ của chiến tranh loạn lạc mới tìm đến nương tựa Đậu Dụng. Đậu Dụng lúc đó đứng đầu một chính quyền cát cứ, ông ta muốn mời Thái Mậu ra đảm nhận chức Thái thú của Trương Dịch dưới quyền quản lý của ông ta, kết quả bị Thái Mậu khéo léo từ chối, không ra nhận chức. Mỗi lần mang lương thực tiền bạc đến cho ông ta, ông ta chỉ lấy theo đúng nhu cầu mà nhân khẩu trong gia đình cần dùng đến, tuyệt không lấy thêm. Sau khi vua Hán Quang Vũ Lưu Tú dựng vương triều Đông Hán, ông ta và Đậu Dụng đều được triều đình gọi, lại nhận chức Nghị lang. Về sau, Thái Mậu lại thăng lên làm Thái thú Quảng Hán, công lao nổi bật, rất được triều đình khen ngợi.
Nguyên phi phu nhân của Hán Quang Vũ Lưu Tú là Âm Lệ Hoa. Dựa vào địa vị đặc biệt của bà ta trong triều, gia tộc họ Âm ở địa phương thường xuyên hoành hành ngang ngược, mà hương họ Âm ở lại chính thuộc phạm vi quản hạt của Thái Mậu. Gia tộc họ Âm nhiều lần vi phạm pháp luật, Thái Mậu đều không nể nang phán tội xử phạt theo pháp luật, và cũng không hề vì hoàn cảnh chính trị của họ Âm mà chiếu cố.
Lúc bấy giờ, vừa đúng vào lúc xảy ra việc huyện lệnh Lạc Dương Đổng Tuyên xử vụ án gia nô của công chúa Hồ Dương. Quang Vũ Đế Lưu Tú lúc đầu nổi giận đùng đùng bắt ngay Đổng Tuyên, không lâu sau lại tha cho ông ta. Thái Mậu cổ vũ cho tính cách cương chính bất khuất của Đổng Tuyên, mong muốn triều đình có thể chế định ra cấm lệnh nhất định, nhằm quản thúc hành vi bất pháp của hoàng thân quốc thích.
Thái Mậu dâng thư lời lẽ tình cảm đều rất tuyệt vời, đọc rất cảm động lòng người. Ông ta viết:
"Thần nghe nói chấn chỉnh tác phong và giáo dục nhân dân nhất thiết phải khuyên nhủ trước. Muốn quốc thái dân an, không coi điều đó quan trọng hơn các hình phạt.
Ân đức của bệ hạ có liên quan đến sự hưng vong của quốc gia, từ khi lên ngôi tới nay thiên hạ sống yên ổn không có chuyện gì xảy ra. Do vậy, bệ hạ không tiếc mình quên ăn quên ngủ để lo cho thiên hạ được thái bình.
Nhưng mà, gần đây liên tục có người trong hoàng thân quốc thích và gia thuộc môn khách của họ vi phạm pháp luật, họ ỷ thế ân tứ của hoàng đế và quyền thế của họ giết người mà không phải thường mạng. Hình pháp quốc gia nhiều lần bị bỏ đi. Cơ quan tư pháp do vậy mà mất đi cái uy nghiêm.
Gần đây nhất, gia nô của công chúa Hồ Dương sau khi giết người còn dám theo xe chủ nhân đi vào quan phủ, tiêu diêu ngoài vòng pháp luật nhiều ngày, chính nghĩa không được bộc lộ. Huyện lệnh Lạc Dương Đổng Tuyên thẳng thắn làm rõ đại nghĩa, mạo phạm công chúa, bắt kẻ phạm tội. Bệ hạ ngài lại chưa làm rõ sự thực, trước hết bắt Đổng Tuyên ra roi một trận. Sau khi Đổng Tuyên bị bắt, bá tánh trong thành vô cùng quan tâm chú ý. Và sau này Đổng Tuyên được miễn xá, cả nước đều biết rất nhanh.
Hiện nay, hoàng thân quốc thích kiêu ngạo ngang ngược, môn hạ tân khách cũng vô pháp vô thiền, bệ hạ nên hạ lệnh cho cơ quan tư pháp nghiêm khắc trừng phạt tội phạm, nâng đỡ các vị quan lại dũng cảm vì nghĩa lớn, nhằm dẹp yên tinh thần bất mãn ở các nơi".
Bài văn này đọc lên có lý có tình, vừa có sức thuyết phục, mỗi câu kết ra lại đều xuất phát từ sự trị an lâu dài của triều đình, thấy rõ tác giả dụng tâm rất lớn. Do đó, Lưu Tú rất nhanh đã tiếp nhận kiến nghị của Thái Mậu.
Từ xưa đến nay, tuy rằng quan trường như chiến trường, nó như cuộc đọ sức anh chết tôi sống, vừa thảm khốc vừa vô tình. Nhưng mà, đâu biết rằng lấy tình để lay chuyển, lấy lý để làm cho người hiểu cũng là một loại mưu trí chứ? Bạn thấy đó, bản tấu văn này của Thái Mậu là nói về việc trừng trị hoàng thân quốc thích phạm tội, thông thường mà nói thì đây là việc phạm vào kỵ húy. Thế nhưng, Thái Mậu nói có tình có lý, Lưu Tú cho dù có cái ý đó đi nữa, nhưng nếu kẻ hạ thần có phương thức biểu đạt không tương xứng, ông ta có thể chấp nhận sao? Thương chiến hiện đại, cạnh tranh gay gắt. Nhưng bạn đã từng nghĩ qua chưa? Nhân tố tình cảm cũng là một trong những mưu trí giành thắng lợi trong thương chiến đấy.
Công ty cơ khí thương dụng quốc tế Mỹ có một nhân viên tiếp thị xe hơi, xe tải, tên là Jo Chilader. Trong sách "Đại toàn thế giới", ông ta được gọi là "Nhân viên tiếp thị vĩ đại nhất trên thế giới".
Phàm là khách hàng của Chilader, thông thường luôn nhận được bưu thiếp của ông ta gửi tới, màu sắc, to nhỏ của mỗi lần đều khác nhau. Đầu năm, ông ta gửi tới khách hàng lời chúc: "Jo Chilader chúc mừng năm mới ngài"; tháng 2, khách hàng của ông ta sẽ nhận được lời chúc: "Nhân dịp ngày sinh của George Washington chúc ngài vui vẻ hạnh phúc", tháng 3, khách hàng của ông lại nhận được lời chúc mừng "Chúc lễ thánh Pateric vui vẻ", ngày sinh nhật, khách hàng của ông ta sẽ bất ngờ nhận được thiệp chúc mừng. Những khách hàng này đều xem Chilader như người thân của mình, thường xuyên trả lời thư của ông.
Nếu như xe mà khách hàng mua gặp hỏng hóc, ông ta sẽ đích thân lái xe đến phòng phục vụ, nói giúp với giám đốc, cho tới khi hỏng hóc được khắc phục mới thôi. Ông ta thường nói: "Khách sạn lớn của Mỹ đều lấy thức ăn ngon của nhà bếp họ làm để giành được khách hàng. Xe tôi bán, chính là phải để cho tâm lý khách hàng giống như là được ăn uống no say mà rời khách sạn đi vậy".
Con người đâu phái cỏ cây, ai có thể vô tình. Đi mua hàng cũng vậy, một nơi thái độ nhiệt tình chu đáo, xem bạn như “vua", một nơi thái độ lạnh nhạt như băng sương, không coi bạn là người. Bạn thử nói xem, bạn sẽ mua hàng của nơi nào. Chilader trong lòng hiểu rõ cái đạo lý đó, con đường thành công của ông ta là ở đó.
( Source : Mưu Trí Thời Tần - Hán - Các tác giả : Đường Nhạn Sinh, Bạo Thúc Diễm, Chu Chính Thư )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét