Giai nhân tuyệt sắc Shunkai, còn có tên là Suzu, bị bắt phải lấy chồng khi còn rất trẻ. Sau đó, khi cuộc hôn nhân chấm dứt, nàng đi học đại học, và học triết.
Thấy Shunkai là phải yêu nàng. Hơn nữa, đi đâu nàng cũng yêu. Tình yêu đến với nàng ở đại học, sau đó, khi triết lý không thỏa mãn nàng, nàng vào thăm một ngôi chùa để học Thiền, và thiền sinh si mê nàng. Cả đời nàng thấm ướt tình yêu.
Cuối cùng, ở Kyoto nàng trở thành một thiền sinh thật sự. Các bạn thiền sinh nam ở chùa Kennin đều ca ngợi sự thành tâm của nàng. Một người trong số thiền sinh nam có tâm ý tốt và giúp nàng trong việc thực tập thiền.
Vị thầy trụ trì chùa Kennin là Mokurai, có nghĩa là Sấm Lặng, rất khó khăn. Thầy giữ gìn lề luật nghiêm nghặt và muốn các học trò cũng như thế. Trong nước Nhật của thời đại mới, nhiệt tâm nào các vị sư đã mất về Phật học các vị hình như tìm lại được về các bà vợ. Thầy Mokurai phải lấy chổi đuổi các bà đi khi thấy bà nào trong chùa. Nhưng thầy đuổi nhiều chừng nào, các bà ùa vào lại nhiều chừng nấy.
Trong chùa này, bà vợ của sư trưởng tràng ghen với cố gắng và sắc đẹp của Shunkai. Nghe các học trò ca ngợi sự tập Thiền nghiêm chỉnh của Shunkai, bà khó chịu không yên. Cuối cùng bà phao tin đồn về Shunkai và người thiền sinh đang giúp đở cô. Hậu quả là anh ta và Shunkai bị đuổi ra khỏi chùa.
“Tôi có thể là đã lầm lỗi trong tình yêu,” Shunkai nghĩ, “nhưng bà này cũng không thể ở trong chùa nếu bạn của tôi bị đối xử bất công.”
Đêm đó, Shunkai mang một thùng dầu lửa, đốt rụi ngôi chùa 500 tuổi. Sáng ra cảnh sát bắt nàng.
Một luật sư trẻ thích nàng và cố để giảm án cho nàng. “Đừng giúp tôi,” nàng bảo anh ta. “Có thể là tôi sẽ quyết định làm cái gì đó, lại mang tôi vào tù nữa.”
Cuối cùng, sau khi ở đầy đủ bản án 7 năm , Shunkai được thả khỏi nhà tù, nơi một vị quản giáo 60 tuổi đã yêu cô.
Nhưng bây giờ mọi người nhìn nàng là “tội phạm”. Chẳng ai muốn liên hệ với nàng. Ngay cả các thiền nhân, những người đáng lý ra là tin vào sự giác ngộ ở đời này với thân thể này, cũng tránh xa nàng. Thiền, Shunkai khám phá ra, là một chuyện nhưng các thiền nhân lại là một chuyện khác. Thân nhân nàng cũng không dính dấp với nàng. Nàng lâm bệnh, nghèo, và yếu.
Nàng gặp một vị sư vị sư Tịnh độ tông dạy nàng hồng danh Đức Quán Thế Âm, và nhờ đó nàng tìm được an ủi và bình an trong tâm. Nàng qua đời khi còn rất đẹp và chưa đến 30 tuổi.
Nàng viết câu chuyện về đời nàng trong một nỗ lực hoài công để kiếm sống, và kể lại một phần cho một nhà văn nữ. Vì vậy câu chuyện đời nàng đến với độc giả Nhật. Những người đã xua đuổi nàng, mạ lị nàng, ghét bỏ nàng, giờ đây đọc về cuộc đời nàng với những dòng nước mắt ăn năn.
Bình:
• Hồng nhan đa truân.
Nghiệp duyên…
Hay luật công bằng? “Càng nhiều sắc đẹp càng nhiều gian truân. Chữ tài liền với chữ tai một vần”?
• Nhưng…
Chúng ta hay ghen ghét với người có sắc, có tài, có cái gì đó hơn ta. Cho nên người đẹp, người tài, người hấp dẫn, thì đi đâu cũng thường có kẻ thù… Và những người này khi gặp hoạn nạn, dù là oan ức, thì cũng không ai muốn đở cho họ, vì tính ghen ghét nói “Cho đáng đời!”
Và kỳ thị, cư xử với nhau bằng nhãn hiệu. Thấy người đã có tiền án thì lánh xa, ruồng bỏ (dù họ đã trả hết tội trong tù rồi).
Và đạo đức giả. Người sống thì ruồng bỏ, người đã chết thì mới nhỏ nước mắt. Tại sao? Vì người đã chết thì không còn gì đề ghen, cho nên bây giờ mới khóc được.
Vậy thì…
Yêu người thì hãy yêu người sống. Yêu bằng hành động thật sự, nhất là khi người ta gặp hoạn nạn. Và yêu không lệ thuộc vào nhãn hiệu.
• “Buddha of love” ở đây là Quán Thế Âm Bồ tát. Nhưng nhiều người ở Nhật còn dùng “Buddha of Love” như là một trong những tên và diện mạo của Phật Di Lặc (Maitreya hay Metteyya). Tên này có từ maitrī (Sanskrit) hay mettā (Pāli), có nghĩa là “loving-kindness” (từ bi), là các chữ đến từ chữ mitra (Sanskrit) hay mitta (Pāli) và có nghĩa là “bạn”.
(Trần Đình Hoành dịch và bình)
The Story of Shunkai
The exquisite Shunkai whose other name was Suzu was compelled to marry against her wishes when she was quite young. Later, after this marriage had ended, she attended the university, where she studied philosophy.
To see Shunkai was to fall in love with her. Moreover, wherever she went, she herself fell in love with others. Love was with her at the university, and afterwards, when philosophy did not satisfy her and she visited a temple to learn about Zen, the Zen students fell in love with her. Shunkai’s whole life was saturated with love.
At last in Kyoto she became a real student of Zen. Her brothers in the sub-temple of Kennin praised her sincerity. One of them proved to be a congenial spirit and assisted her in the mastery of Zen.
The abbot of Kennin, Mokurai, Silent Thunder, was severe. He kept the precepts himself and expected his priests to do so. In modern Japan whatever zeal these priests have lost of Buddhism they seem to have gained for their wives. Mokurai used to take a broom and chase the women away when he found them in any of his temples, but the more wives he swept out, the more seemed to come back.
In this particular temple the wife of the head priest became jealous of Shunkai’s earnestness and beauty. Hearing the students praise her serious Zen made this wife squirm and itch. Finally she spread a rumor about Shunkai and the young man who was her friend. As a consequence he was expelled and Shunkai was removed from the temple.
“I may have made the mistake of love,” thought Shunkai, “but the priest’s wife shall not remain in the temple either if my friend is to be treated so unjustly.”
Shunkai the same night with a can of kerosene set fire to the five-hundred-year-old temple and burned it to the ground. In the morning she found herself in the hands of the police.
A young lawyer became interested in her and endeavored to make her sentence lighter. “Do not help me,” she told him. “I might decide to do something else which would only imprison me again.”
At last a sentence of seven years was completed, and Shunkai was released from the prison, where the sixty-year-old warden had become enamored of her.
But now everyone looked upon her as a “jailbird.” No one would associate with her. Even the Zen people, who are supposed to believe in enlightenment in this life and with this body, shunned her. Zen, Shunkai found, was one thing and the followers of Zen quite another. Her relatives would have nothing to do with her. She grew sick, poor, and weak.
She met a Shinshu priest who taught her the name of the Buddha of Love, and in this Shunkai found some solace and peace of mind. She passed away when she was still exquisitely beautiful and hardly thirty years old.
She wrote her own story in a futile endeavor to support herself and some of it she told to a woman writer. So it reached the Japanese people. Those who rejected Shunkai, those who slandered and hated her, now read of her live with tears of remorse.
Annotation:
Beauty and suffering.
Karma…
Or the rule of compensation? “More beauty, more suffering. Gain rhymes well with pain”?
But…
This story is about Shunkai, or is it indeed about us, the living?
We are jealous of people with talents, beauty, or something better than ours. Hence, beautiful people, talented people and attractive people have enemies every where they go. When these people are met with misfortune, even unfairly, no one wants to help them. Jealousy likes to say: “They deserve it!”
And we discriminate, treating each other with labelism. Seeing an ex-convict, we stay away from her, even denying her (though she already paid her dues in jail).
And our hypocracy! We have shooed away the living and now she is dead, we shed tears for her. Why? Because, the dead has nothing to be jealous of?
So…
If we love people, then let’s love the living. Let’s love by action, especially when they are in distress. And let’s love without depending on the labelism.
(Trần Đình Hoành annotated)
(Source : Trần Đình Hoành)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét