Ads 468x60px

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Cỏ cây giác ngộ thế nào?

Vào thời Kamakura, Shinkan học Thiên Thai Tông sáu năm, sau đó học Thiền 7 năm; rồi thiền sư qua Trung Quốc và nghiên cứu Thiền 13 năm nữa.

Khi thiền sư trở về Nhật nhiều người muốn gặp thiền sư và hỏi các câu bí hiểm. Nhưng Shinkan rất ít tiếp khách, và khi tiếp khách, thiền sư rất ít khi trả lời câu hỏi của họ.

Ngày nọ có một người 50 tuổi đang học về giác ngộ, nói với Shinkan, “Tôi đã học tư tưởng của Tông Thiên Thai từ lúc còn nhỏ, nhưng một điều tôi không hiểu nổi. Thiên Thai cho rằng ngay cả cỏ cây cũng sẽ giác ngộ. Đối với tôi đây là điều rất lạ.”

“Bàn luận cỏ cây giác ngộ thế nào thì được ích gì?” Shinkan hỏi. “Câu hỏi là anh làm thế nào để có thể giác ngộ. Anh có bao giờ nghĩ đến chuyện đó không?”

“Tôi chẳng bao giờ nghĩ như vậy cả,” ông già kinh ngạc.

“Vậy thì về nhà và nghĩ đến nó,” Shinkan kết thúc.

Bình:

• Thời Kamakura bắt đầu từ năm 1185 đến năm 1333.

• Thiên Thai Tông của Nhật thật ra cũng có thiền. Thiên Thai Tông do Tối Trừng (Saicho) thiết lập năm 805 sau khi đã học Thiên Thai từ Trung Quốc. Tuy nhiên Thiên Thai Nhật của Saicho có đển bốn phần: (1) Thiên Thai Trung Quốc (dùng tư tưởng của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là chính); (2) Mật tông (Tây Tạng); (3) Thiền (nhưng chú trọng nhiều đến thiền chỉ – Samatha – tập trung tư tưởng vào một điều gì đó như là hơi thở để lắng đọng, hơn là thiền quán – Vipassana – quán sát một điều gì đó để hiểu được thâm sâu); và (4) giới luật (đại thừa).

Trong bài này nói Shinkan ngưng Thiên Thai để học Thiền, có lẽ là dòng Thiền thuần túy như thiền Lâm Tế của Thiền sưHakuin Vậy À.

• Bài này rất rõ: Giải phóng chính mình, giải phóng tư tưởng của mình, giác ngộ của chính mình, là trọng tâm của Phật pháp và Thiền học.

Rất nhiều câu hỏi triết lý bí hiểm hấp dẫn ở đời thật ra là không quan trọng và tốn thời gian vô ích.

Trong Tiểu Kinh Malunkya, Malunkya nhận thấy:

Có một số vấn đề này, Thế Tôn không trả lời, bỏ một bên, loại bỏ ra: “Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường, thế giới là hữu biên, thế giới là vô biên; sinh mạng này và thân này là một, sinh mạng này và thân này là khác; Như Lai có tồn tại sau khi chết, Như Lai không có tồn tại sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết. Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”.

Đức Phật nói:

Này Malunkyaputta, ví như một người bị mũi tên bắn, mũi tên được tẩm thuốc độc rất dày. Bạn bè và bà con huyết thống của người ấy mời một vị y sĩ khoa mổ xẻ đến săn sóc. Nhưng người ấy lại nói: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi thuộc giòng hoàng tộc, hay Bà-la-môn, hay buôn bán, hay người làm công. ..[hay]… tộc tánh là gì…[hay]… cao hay thấp, hay người bậc trung… [hay]… da đen, da sẫm hay da vàng … [hay] thuộc làng nào, thuộc thị trấn nào, thuộc thành phố nào… [hay]… cái cung mà tôi bị bắn, cái cung ấy thuộc loại cung thông thường hay loại cung nỏ … [hay]… dây cung mà tôi bị bắn, dây cung ấy làm bằng cây leo, hay cây lau, hay một thứ gân, hay một thứ dây gai, hay một thứ cây có nhựa… [hay]… cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy thuộc một loại cây lau này hay cây lau khác… [hay]… mũi tên ấy có kết lông gì, hoặc lông con kên, hoặc lông con cò, hoặc lông con ó, hoặc lông con công, hoặc lông một loại két… [hay]… cái tên ấy được cuốn (parikkhittam) bởi loại gân nào, hoặc là gân bò cái, hoặc là gân trâu, hoặc là gân nai, hoặc là gân lừa… [hay]… tên nhọn, hay … tên móc, hay… như đầu sào, hay… như răng bò, hay… như kẽm gai”.

Này Malunkyaputta, người ấy sẽ chết và vẫn không được biết gì.

Và Đức Phật, nói thêm:

Và này Malunkyaputta, vì sao điều ấy Ta không trả lời ? Này Malunkyaputta, vì điều ấy không liên hệ đến mục đích, điều ấy không phải là căn bản Phạm hạnh, điều ấy không đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, cho nên điều ấy Ta không trả lời.

Và này Malunkyaputta, điều gì Ta trả lời. “Đây là khổ… Đây là [nguyên nhân] khổ… Đây là [diệt] khổ… Đây là con đường đưa đến [diệt] khổ” là điều Ta trả lời.

Và này Malunkyaputta, vì sao điều ấy Ta trả lời? Này Malunkyaputta, vì điều ấy có liên hệ đến mục đích, điều ấy là căn bản Phạm hạnh, điều ấy đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, vì vậy điều ấy Ta trả lời.

Do vậy, này Malunkyaputta, hãy thọ trì là không trả lời những điều Ta không trả lời. Hãy thọ trì là trả lời những điều Ta có trả lời.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)

How Grass and Trees Become Enlightened

During the Kamakura period, Shinkan studied Tendai six years and then studied Zen seven years; then he went to China and contemplated Zen for thirteen years more.

When he returned to Japan many desired to interview him and asked obscure questions. But when Shinkan received visitors, which was infrequently, he seldom answered their questions.

One day a fifty-year-old student of enlightenment said to Shinkan: “I have studied the Tendai school of thought since I was a little boy, but one thing in it I cannot understand. Tendai claims that even the grass and trees will become enlightened. To me this seems very strange.”

“Of what use is it to discuss how grass and trees become enlightened?” asked Shinkan. “The question is how you yourself can become so. Did you even consider that?”

“I never thought of it that way,” marveled the old man.

“Then go home and think it over,” finished Shinkan.

(Source : Trần Đình Hoành) 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét