Ads 468x60px

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Đúng và Sai

Khi Bankei mở mùa an cư kiết hạ, đệ tử từ nhiều nơi trên đất Nhật về tham dự. Trong một buổi thiền định, một đệ tử bị bắt gặp đang ăn cắp. Vấn đề được bẩm báo lên Bankei, với yêu cầu là người đệ tử ăn cắp bị đuổi. Bankei lờ vụ này.

Sau đó đệ tử này lại bị bắt gặp ăn cắp như vậy, và một lần nữa Bankei lờ vấn đề. Chuyện này làm các đệ tử khác tức giận; họ viết một thỉnh nguyện thư yêu cầu kẻ cắp bị đuổi, nói rằng nếu không thì họ sẽ rời bỏ.

Sau khi đọc lá thơ, Bankei gọi mọi người đến. “Các anh em rất thông thái,” thiền sư nói với họ. “Anh em biết cái gì đúng và cái gì không đúng. Anh em có thể theo học nơi khác nếu muốn, nhưng người anh em khốn khó này chẳng biết đúng sai. Ai sẽ dạy anh ta nếu tôi không dạy? Tôi sẽ giữ anh ta lại đây dù là tất cả các anh em rời bỏ.”

Một suối lệ chảy dàn dụa trên mặt người đệ tử ăn cắp. Tất cả mọi ham muốn trộm cắp đã tan biến.

Bình:

• Thường thì những người tự cho mình là đạo đức, hay ít nhất là mình không xấu, thì thường tìm cách lánh xa và xua đuổi những người họ cho là xấu.

Tuy nhiên, “Người mạnh khỏe không cần y sĩ, nhưng người bệnh thì cần.” (Kinh thánh Thiên chúa giáo, Matthew 9:12)

• Hơn nữa, đồ tể buông đao thành Phật. Không thể nói ai sẽ thành Phật trước—người ăn cắp hay người không ăn cắp.

• Thiền là “vô tâm”, không phân biệt học trò giỏi dở tốt xấu. Lo cho mọi học trò như nhau.

• Thực ra thì ai đúng ai sai? Kẻ cắp đương nhiên biết rằng trộm cắp là sai (chỉ là do yếu đuối vì lý do nào đó mà làm bậy). Các đệ từ khác thiếu trí tuệ, thiếu từ tâm, nhưng lại vẫn nghĩ là mình đúng đến nỗi áp lực cả thầy.

Thế thì ai hiểu biết, và ai si mê?

• An cư kiết hạ là mùa chư tăng không ra ngoài, cùng ở nhà với nhau để giữ gìn sức khỏe và học tập tăng cường đạo lực. Tại Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, mùa này bắt đầu từ ngày 16 tháng 4, đến rằm tháng 7, là ngày Tự Tứ đồng thời là Lễ Vu Lan, tổng cộng 90 ngày.

• Bankei là thiền sư Bàn Khuê Vĩnh Trác mà ta đã nói đến trong bài Giọng nói của hạnh phúc.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)

Right and Wrong

When Bankei held his seclusion-weeks of meditation, pupils from many parts of Japan came to attend. During one of these gatherings a pupil was caught stealing. The matter was reported to Bankei with the request that the culprit be expelled. Bankei ignored the case.

Later the pupil was caught in a similar act, and again Bankei disregarded the matter. This angered the other pupils, who drew up a petition asking for the dismissal of the thief, stating that otherwise they would leave in a body.

When Bankei had read the petition he called everyone before him. “You are wise brothers,” he told them. “You know what is right and what is not right. You may go somewhere else to study if you wish, but this poor brother does not even know right from wrong. Who will teach him if I do not? I am going to keep him here even if all the rest of you leave.”

A torrent of tears cleansed the face of the brother who had stolen. All desire to steal had vanished.

(Source : Trần Đình Hoành)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét