Ads 468x60px

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Không trộm được mặt trăng

Thiền sư Ryokan sống cuộc đời đơn giản nhất trong một căn chòi nhỏ dưới chân núi. Buổi tối nọ một tên trộm vào chòi chỉ để khám phá ra là chẳng có gì trong đó để trộm.

Ryokan trở về, bắt gặp tên trộm, “Có lẽ anh đã đi một quãng đường dài để thăm tôi,” thiền sư nói với tên trộm, “và anh không nên về không. Vậy hãy nhận áo quần của tôi làm quà tặng.”

Tên trộm sửng sốt. Hắn nhận áo quần và lẩn đi.

Ryokan ngồi trần truồng, ngắm trăng. “Tội nghiệp,” thiền sư nghĩ thầm, “Ước gì mình có thể cho anh ta mặt trăng đẹp đẻ này.”

Bình:

• Gặp trộm thì la hét, đánh đập, chưởi bới. Đó là phản ứng của đại đa số người. Đại đa số được “lập trình” như thế, và các phản ứng như vậy chỉ là lập trình máy móc như robot. “Phản ứng” là bị động. “Phản ứng theo lập trình” là nô lệ của lập trình.

Thiền sư hoàn toàn chủ động tâm mình. Xử với mọi người như khách quý, dù hắn là ai. Đó là một tâm thức hoàn toàn tự do, hoàn toàn do chính mình làm chủ.

Thiền sư cũng chẳng buồn hỏi “Tại sao anh làm thế?” để nghe giải thích hợp lý như là “Con tôi đang bị bệnh, cần tiền mua thuốc.” Mọi người là khách quý của thiền sư, thế thôi—không điều kiện, không ràng buộc. Một tâm thức hoàn toàn tự do.

• Cũng như vị linh mục trong Les Miserables của Victor Hugo, dùng tình yêu và ân cần mà xử với kẻ trộm, có thể làm cho người đó sửng sốt đến độ sẽ không muốn làm sai nữa và chỉ muốn làm điều thiện.

• Còn cái đáng giá hơn cả bộ áo quần của thiền sư cả muôn nghìn lần—cái đẹp hiền dịu của ánh trăng và những phút giây hạnh phút nhìn ngắm nó. Đó mới là quà quý để tặng khách. Nhưng đương nhiên là không được.

• Thực ra, anh trộm cũng đã có mặt trăng rồi, và cũng đã có thể ngắm trăng sung sướng rồi. Nhưng nếu anh không biết ngắm trăng thì đành chịu. Người khác không thể cho anh mặt trăng và sự ngắm trăng.

• Mặt trăng là biểu tượng của tâm tĩnh lặng, tâm trong sáng, tâm giác ngộ, tâm Phật—ai cũng đã có hết rồi. Thấy nó được hay không, hưởng nó được hay không, là do chính mình. Chẳng ai có thể giúp mình làm được điều đó.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)

The Moon Cannot Be Stolen

Ryokan, a Zen master, lived the simplest kind of life in a little hut at the foot of a mountain. One evening a thief visited the hut only to discover there was nothing in it to steal.

Ryokan returned and caught him. “You may have come a long way to visit me,” he told the prowler, “and you shoud not return emptyhanded. Please take my clothes as a gift.”

The thief was bewildered. He took the clothes and slunk away.

Ryokan sat naked, watching the moon. “Poor fellow, ” he mused, “I wish I could give him this beautiful moon.”

Annotations:

• Catching a thief, then beating and scolding him. That is the reaction of most people. Most of us are programmed that way, and such a reaction is programmed and robotic. Reaction is passive, reactive. Reacting as programmed means being a slave to the program itself.

The Zen master is always in total control of his mind. He treats everyone as honor guest, whoever that person is. That is a totally free mind, a mind under the full control of itself.

The Zen master didn’t even ask “Why did you do that?” to hear some reasonable explanation such as “My child is sick, I need money for his medicine.” Everyone is the master’s precious guest. That’s all. No condition, no string attached. A totally free mind.

• Similar to the action of the priest in Victor Hugo’s Les Miserables, using love and kindness to treat the thief may shock him so much that he would never want to do wrong again and would turn around to do good.

• There is something much more valuable than the Zen master’s clothing—the gentle beauty of the moon and the blissful time one spends watching it. That is a precious gift to give. Alas, it can’t be given.

• Indeed, the thief already has his moon and he may watch the moon with bliss. But if he doesn’t know how to enjoy the moon, no one can help him. No one can give him the moon and the art of moon watching.

• The moon is the symbol of the quiet heart, the bright heart, the enlightened heart, the Buddha’s heart—everyone has it already. Whether a person can see it and benefit from it depends on himself. No one can do that for him.

(Trần Đình Hoành annotated)

(Source : Trần Đình Hoành)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét