Ads 468x60px

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Sóng Lớn

Vào đầu thời Minh Trị Thiên Hoàng có một võ sĩ đánh vật tên là O-nami, tức là Sóng Lớn.

O-nami rất mạnh và giỏi về nghệ thuật đánh vật. Trong những trận đấu riêng, O-nami thắng cả thầy của mình, nhưng khi ra trước đám đông O-nami lại quá rụt rè đến nỗi chính học trò của anh cũng vật anh được.

O-name nghĩ là mình nên tìm một thiền sư giúp đở. Hakuju, một thiền sư lang thang, đang dừng chân tại một chùa gần đó, nên O-nami đến gặp và kể về khó khăn lớn của mình.

“Sóng Lớn là tên của anh,” thiền sư tư vấn, “vậy thì ở lại chùa tối nay. Tưởng tượng anh là những ngọn sóng lớn đó. Anh không còn là võ sĩ đánh vật hay sợ nữa. Anh là những đợt sóng vĩ đại quét sạch tất cả những gì đứng trước mặt, nuốt sạch tất cả những gì sóng đi qua. Tưởng tượng thế và anh sẽ là võ sĩ đánh vật siêu đẳng nhất nước.”

Vị thầy lui về. O-nami ngồi thiền cố gắng tưởng tượng mình là sóng. Anh nghĩ đến rất nhiều chuyện. Rồi dần dần cảm giác là sóng tăng thêm. Càng về đêm những lọn sóng càng lớn hơn. Sóng cuốn trôi những cánh hoa trong các lọ hoa. Ngay cả tượng Phật trên bàn thờ cũng bị ngập nước. Trước khi trời hừng đông, cả ngôi chùa chẳng còn là gì nữa ngoại trừ sóng lên sóng xuống của đại dương.

Sáng ra vị thầy thấy O-nami vẫn còn thiền định, với nét cười thoáng hiện trên mặt. Thiền sư vỗ vai chàng võ sĩ. “Bây giờ chẳng còn điều gì có thể làm phiền anh,” thầy nói. “Anh là những đợt sóng đó. Anh sẽ quét sạch mọi thứ trước mặt anh.”

Ngày đó O-nami thi đấu và thắng. Từ đấy, không còn ai ở Nhật có thể thắng O-nami.

Bình:

• Tất cả các võ sư đều biết rằng, khi đấu, nếu tài và sức chỉ hơn nhau một 8 một 10, thì quyết tâm và bình tĩnh quyết định thắng bại đến 70%, 20% là may rủi, và 10% là tài và sức.

Đa số mọi phấn đấu của ta về mọi vấn đề trên đời cũng đều như thế.

• O-nami ra trước đám đông bị “cái lo” về đám đông làm tư tưởng không tập trung được—Không biết họ có cười mình mập quá không? Hay là họ chê mình đấu dở?

• Thiền sư chỉ O-nami cách tập trung tư tưởng vào MỘT điều duy nhất—hình ảnh các đợt sóng. Đây là bước căn bản đầu tiên của thiền định–tập trung vào MỘT điều duy nhất: hơi thở, hay bước đi, hay các hành động rửa bát, hoặc quét nhà, v.v… Tư tưởng tập trung vào một điều sẽ không chạy tán loạn.

• Dùng hình ảnh Sóng Lớn ở đây để tập trung tư tưởng còn có thêm hai điều lợi. Thứ nhất, đây là tên của O-nami, rất quen thuộc với anh, dễ tập trung tư tưởng. Thứ hai, đây là hình ảnh mạnh mẽ chiến thắng. Tốt cho võ sĩ xông trận. Vị thiền sư này đúng là thầy rất giỏi về thiền định, nên cho bài học một công hai ba chuyện.

• Ngồi thiền thường là như thế: Ban đầu cứ “nghĩ đến rất nhiều chuyện”, rồi tư tưởng mới tập trung vào hình ảnh mình đang “quán” từ từ, càng lâu càng mạnh và càng rõ.

• Ảnh hưởng đổi đen thành trắng trong chỉ một đêm như ở đây, thì hơi hiếm. Thông thường ta cần nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm… tùy theo vấn đề, mức độ, và cơ duyên.

• Việc O-nami “quán” mình thành sóng đánh trôi hoa trên bàn thờ và nhận chìm luôn cả tượng Phật là một căn bản triết l‎ý rất quan trọng của Phật học: Phật ở trong ta, không có Phật ở ngoài. Câu của ngài Lâm Tế “phùng Phật sát Phật” (gặp Phật giết Phật) có nghĩa là thế: Không có Phật ngoài ta. (Nếu có vị Phật sống đi ngoài đường thì điều đó cũng chẳng quan trọng và ăn nhập gì tới mình cả).

Phật sống còn không có ngoài ta, huống chi là tượng Phật. Tượng để thờ tự chỉ là tượng gỗ giúp ta tập trung tư tưởng thôi, chẳng nghĩa lý gì cả. Thiền tổ Đơn Hà bảo một vị sư chẻ tượng Phật làm củi sưởi ấm, là để đánh đổ cái “chấp” vào tượng của sư.

Đừng hướng ý ra tượng ảnh hay Phật ở ngoài. Phật là tâm ta. Hướng vào tâm ta để tâm thanh tịnh thành Phật.

• Giác ngộ như là một cơn sóng thần dánh dạt tất cả vướng mắc trong tâm–hoa trên bàn thờ, tượng Phật, chùa chiền, đền đài lăng tẩm, tất cả thế giới, tất cả vũ trụ…

Không một mảy may vướng mắc sót lại. Tâm rỗng lặng hoàn toàn.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)

Great Waves

In the early days of the Meiji era there lived a well-known wrestler called O-nami, Great Waves.

O-nami was immensly strong and knew the art of wresting. In his private bouts he defeated even his teacher, but in public was so bashful that his own pupils threw him.

O-nami felt he should go to a Zen master for help. Hakuju, a wandering teacher, was stopping in a little temple nearby, so O-nami went to see him and told him of his great trouble.

“Great Waves is your name,” the teacher advised, “so stay in this temple tonight. Imagine that you are those billows. You are no longer a wrestler who is afraid. You are those huge waves sweeping everything before them, swallowing all in their path. Do this and you will be the greatest wrestler in the land.”

The teacher retired. O-nami sat in meditation trying to imagine himself as waves. He thought of many different things. Then gradually he turned more and more to the feeling of waves. As the night advanced the waves became larger and larger. They swept away the flowers in their vases. Even the Buddha in the shrine was inundated. Before dawn the temple was nothing but the ebb and flow of an immense sea.

In the morning the teacher found O-nami meditating, a faint smile on his face. He patted the wrestler’s shoulder. “Now nothing can disturb you,” he said. “You are those waves. lYou will sweep everything before you.”

The same day O-nami entered the wrestling contests and won. After that, no one in Japan was able to defeat him.

Annotation:

• All martial art teachers know that, in a fight, if the opposing artists’ strength and skill are about equal, determination and poise determine 70% of the outcome, 20% is from luck, and 10% is from strength and skill.

Most of our life struggles follow the same rule.

• When in front of the public, Onami’s concerns about the mass prevented his mind from concentrating—Would they laugh at my fatness? Would they think I don’t fight well?

• The Zen master showed Onami how to concentrate his mind on only ONE thing—the image of the waves. This is Zen’s basic step—concentrating on only one thing—breathing, walking, dish washing, house sweeping, etc. The mind that is concentrated on one thing will not scatter.

• Using the image of Big Wave to concentrate the mind also has two benefits. First, this is Onami’s name, very familiar to him, thus very easy for him to concentrate on. Second, this (big wave) is the image of strength and victory, very good for a fighter about to enter a fight. The Zen master was very good; he used a stone for 2 birds.

• A Zen session is usually what described in the story. At the beginning we tend to think about “many different things”, then gradually our thought concentrates on what we try to observe, the longer the stronger and clearer.

• The effect of turning black into white in a night as in this story is relatively rare. Usually we need many weeks, months or years, depending on the problem, our level of experience, and the causal conditions.

• The fact that Onami saw himself as big waves washing away flowers on the altar and submerging the Buddha statue is a fundamental point in Buddhism: The Buddha is within each of us, there is no external Buddha. Zen master Rinzai’s famous statement “If you see the Buddha, kill the Buddha” means “there is no Buddha outside us.” (If there is a living Buddha walking the street, that fact is insignificant and irrelevant to us).

Even the living Buddha exists not outside us, not mentioning a wooden Buddha. Statues are there just to help us concentrate our mind; they are of no significance. Zen master Dan Ha told a monk to chop a Buddha statue and use it as burning wood to warm the night. That was the master’s way to shatter the monk’s attachment to the statue.

Don’t think about a statue or a Buddha on the outside. The Buddha is our own heart. Concentrate on your own heart so that the quiet heart will be Buddha.

• Enlightenment is a big wave that washes away all the attachments we have in our heart—flowers on the altar, Buddha statues, temples, castles and monuments, all the world, all the universe…

No attachment is left. An empty heart.

(Trần Đình Hoành annotated)

(Source : Trần Đình Hoành) 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét