Ads 468x60px

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Thông báo

Vào ngày cuối cùng của đời mình, thiền sư Tanzan viết 60 bưu thiếp, nhờ một người trợ lý gởi đi. Rồi thiền sư qua đời.

Các tờ bưu thiếp viết:

Tôi đang rời xa thế giới này.

Đây là thông báo cuối cùng của tôi.

Tanzan 

27 tháng 7 năm 1892 

Bình:

* Thiền sư Tanzan (18??-27.7.1892) là giáo sư triết tại Đại Học Hoàng Gia Nhật (ngày nay là Đại Học Tokyo) thời Minh Trị Thiên Hoàng. Tanzan là nhân vật chính trong một số công án Thiền Nhật Bản nổi tiếng, như truyện Thiền này và truyện “Đường Bùn”. Thiền sư nổi tiếng về việc không theo một số giới luật Phật giáo, như luật ăn chay và luật cấm rượu.

* Theo truyền thống Phật gia, chết chỉ là bước qua cánh cửa từ kiếp này sang kiếp kia, trong một vòng chuỗi vô lượng kiếp. Con người có thể chủ động về sự chết của mình. Chọn ngày giờ đi và cách đi. Hai cách thường dùng nhất là thiền định nhịn ăn, và tự thiêu… và theo truyền thuyết có thể có những cách ít người biết được.

Chủ động về cái chết của chính mình được xem như là một sự kiện lớn đánh dấu tự do của con người. Ta có thể không chủ động được sanh, nhưng ít ra ta cũng chủ động tử.

Trong các truyền thống khác, như Thiên chúa giáo chẳng hạn, chết là một chấm dứt vĩnh viễn của đời sống dương thế, để hoặc hưởng thiên dàng vĩnh cữu hay đọa địa ngục vĩnh cữu. Và con người không có quyền tự kết liễu đời mình—sinh và tử là quyền của Thượng đế.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)

Announcement

Tanzan wrote sixty postal cards on the last day of his life, and asked an attendant to mail them. Then he passed away.

The cards read:

I am departing from this world.

This is my last announcement.

Tanzan 

July 27, 1892 

Annotation:

* Zen master Tanzan (18??-July 27, 1892) was a philosophy professor at the Japanese Imperial University (now University of Tokyo) during the Meiji period. He figures in several well-known koans, such as this story and the story “Muddy Road”. He was also well known for his disregard of many of the precepts of everyday Buddhism, such as the dietary laws about fasting and alcohol consumption.

* In Buddist teaching, death is only a step crossing the threshold from this life to the next, within a rosary of indefinite lives. Human beings can have control over the death. They can select the time to go and the way to go. The two most popular methods are immolation and meditating while starving oneself to death. The legends also mention other dying methods only a few know.

Having control over our death is considered a major factor marking the human freedom. We may not have control over our birth, but at least we have control over our death.

In other spiritual traditions, such as Christianity, death is the permanent end of our earthly life, to be rewarded with permanent heaven or punished with permanent hell. Human does not have the right to kill himself—birth and death belong to God.

(Trần Đình Hoành annotated)

(Source : Trần Đình Hoành)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét