Người đẹp trong Tây Du Ký |
Trong xã hội đầy rối ren này, niềm tin của nhân viên thường sẽ gặp phải sự xung đột với lợi ích. Đặc biệt là thời kỳ khởi nghiệp gian nan, các thành viên trong tập thể sẽ thay đổi nghề nghiệp, ngay cả tập thể cũng sẽ thay đổi kế hoạch làm việc vì những dụ dỗ hoặc mê hoặc.
Các thành viên của tập thể
Dựa vào công đức thần lực của Tâm kinh, thầy trò Đường Tăng đã vượt qua ngọn Hoàng Phong 800 dặm, rồi lại vượt qua Lưu Sa hà rộng 800 dặm. Không những vậy, họ còn xây dựng được một tập thể hoàn chỉnh về mặt ý nghĩa. Dưới đây sẽ là bản liệt kê các thành viên trong tập thể đó.
Đường Tăng đại diện cho loại hình tính cách cầu toàn: ông có tầm nhìn xa trông rộng, mục tiêu rõ ràng, có năng lực xây dựng tổ chức, chú trọng hành vi quy phạm và tiêu chuẩn cao của công việc, đảm nhiệm vai trò quản lý tập thể. Nếu trong tập thể không có Đường Tăng thì cái gọi là tập thể đó chẳng qua chỉ là một bầy ô hợp, không có tiền đồ tươi sáng.
Tôn Ngộ Không đại diện cho loại hình tính cách mạnh mẽ: hăng hái năng nổ, sùng bái hành động, giải quyết vấn đề nhanh, chú trọng kết quả công việc, là cốt cán của tập thể. Nếu trong một tập thể không có Tôn Ngộ Không thì rất khó tưởng tượng được là tập thể này sẽ tiến bước gian nan như thế nào. Nếu trong một tập thể không có Tôn Ngộ Không thì khát vọng to lớn của Đường Tăng rất có khả năng tan vỡ.
Trư Bát Giới đại diện cho loại hình tính cách sôi nổi: Đầy nhiệt tình, bộc lộ tình cảm, khéo tạo không khí sôi nổi trong công việc, y đảm nhiệm công việc quan hệ nội bộ của tập thể. Y giúp đỡ đồng nghiệp, không những thế y còn tạo thú vụ cho công việc. Nếu trong một tập thể không có Trư Bát Giới thì chúng ta rất khó tưởng tượng được là tập thể này sẽ khô khan, nhàm chán và tẻ nhạt như thế nào.
Sa Tăng đại diện cho loại hình tính cách ôn hòa: Ông là người ôn hòa, điềm tĩnh, có lòng nhẫn nại, ông đảm nhiệm công việc mang tính sự vụ của tập thể. Thực tế đã chứng minh, ông có thể gánh vác được công việc này và hơn nữa ông luôn luôn duy trì được công việc mà mình đảm nhiệm, không những thế ông còn luôn giữ được sự điềm tĩnh dưới áp lực. Đừng thấy ông bình thường lặng lẽ mà xem thường, bởi vì mỗi lần đến giây phút cuối cùng mới thấy ông là người giữ được ổn định.
Nhiệm vụ của tập thể cần phải do bốn người của bốn đại diện cách khác nhau hợp tác để hoàn thành. Điều đó là bởi vì, tổ chức tập thể mạnh cần phải tập hợp được toàn bộ ưu thế của cả bốn loại tính cách này, mỗi một loại tính cách đều có những ưu thế, ưu điểm không thể thay thế.
Độc giả thân ái, tôi tin rằng ở trong một tập thể bạn cần phải có những người thuộc bốn loại tính cách khác nhau này. Bạn thử phân biệt xem: Ai là Đường Tăng? Ai là Tôn Ngộ Không? Ai là Trư Bát Giới? Ai là Sa Tăng? Đương nhiên, hoàn toàn không phải mọi tập thể đều do Đường Tăng lãnh đạo.
Bạn là thành viên trong tập thể nào?
Đây là một vấn đề có ý nghĩa: Bạn là thành viên của tập thể có loại hình tính cách như thế nào? Là Đường Tăng chăng? Là Tôn Ngộ Không chăng? Là Trư Bát Giới hay là Sa Tăng? Ở chương trước chúng ta đã nói qua. Tuy mỗi người đều là một thể hỗn hợp của bốn loại tính cách, nhưng trong đó có một tính cách chính mang chức năng chủ đạo. Do vậy, bạn sẽ lựa chọn phương thức tư duy và đặc điểm hành vi của loại tính cách nào, để xử sự với người khác. Ngày dài tháng rộng, những phương thức tư duy và đặc điểm hành vi này sẽ trở thành thói quen ăn sâu bám rể trong bạn.
Bạn không thể thay đổi được đặc điểm tính cách chủ đạo trong bạn. Trong nhiều phương diện bạn đều có thể tạo ra sự thay đổi, nhưng đặc điểm tính cách chủ đạo đã trở thành một bộ phận trong cơ thể bạn, vì vậy mà nó sẽ theo bạn cho đến suốt cuộc đời. Điều khiến cho con người cảm thấy được an ủi là tính cách không phân tốt xấu, cho dù là bạn thuộc loại hình tính cách nào thì nó đều thích hợp với bạn.
Mỗi loại tính cách đều có một ưu điểm và khuyết điểm, vì vậy mà chúng ta không thể cùng tiến hành so sánh bốn loại hình tính cách này. Mỗi loại hình tính cách đều có những nhân vật thành công kiệt xuất, và chính bạn cũng nằm trong số đó. Vấn đề mấu chốt là bạn có dốc lòng phát huy được ưu thế trong tính cách của bạn hay không?.
Nhưng bạn cũng không giống với những người có cùng loại hình tính cách đó, điều đó giống như hai nửa hoàn toàn khác nhau của chiếc lá. Bản thân bạn, ngoài đặc điểm tính cách chủ đạo thì còn có tính cách phụ trợ.
Sức sống của tập thể
Một tập thể sau khi được xây dựng thì vấn đề tiếp theo chúng ta cần phải lưu tâm là: Sức sống của một tập thể trong môi trường cạnh tranh. Vậy sức sống của một tập thể là gì?
Có ý kiến cho rằng đó là sản phẩm hoặc kỹ thuật. Thế nhưng, theo sự tiến bộ của thời đại, sản phẩm hay kỹ thuật từng là tiên phong cũng có ngày phải tụt hậu.
Cũng có ý kiến cho rằng đó là nhân tài. Nếu bạn không có một môi trường làm việc vui vẻ và chế độ đãi ngộ cao thì những nhân tài đó cũng rất dễ mất đi.
Còn có ý kiến lại cho rằng đó là cơ chế. Thế nhưng, suy cho cùng thì cơ chế chỉ là một loại công cụ quản lý, nếu không có sự ủng hộ của các thành viên đoàn thể thì cơ chế có tốt đến mấy cũng sẽ vô ích.
Vậy sức sống thực sự của một tập thể rốt cuộc là gì? Thông qua việc xem xét bản chất của các hiện tượng phức tạp thì chúng ta có thể thấy rằng, sức sống thực sự của tập thể chính là niềm tin chung của các thành viên.
“Thiện hộ niệm” và “Thiện phó chúc”.
Trong Kinh Kim cương, vị sư phụ thần Tu Bồ Đề của Tôn Ngộ Không, đã từng hỏi qua Phật Tổ rằng, thưa Đức Phật các thiện nam tín nữ muốn theo đổi cuộc đời thành công thì nên làm gì để họ tuân thủ nghiệm ngặt hành vi quy phạm của mình? Rồi phải làm gì khống chế được vọng niệm?
Phật Tổ bèn nói rằng:
- Thiện tai! Thiện tai! Tu Bồ Đề, như những gì người nói, như những gì người nói, Như Lai thiện hộ niệm chứ Bồ Tát, thiện chúc phó chư Bồ Tát.
Biện pháp của Phật Tổ nằm trong sáu chữ: “Thiện hộ niệm”, “Thiện chúc phó”.
“Thiện hộ niệm” với mỗi các nhân là tâm niệm tốt mà bản thân mọi người nên có, với mỗi tập thể đó là động thái tư tưởng của công nhân viên. Trong xã hội đầy rối ren phức tạp, niềm tin của nhân viên thường sẽ gặp phải những xung đột với chủ nghĩa công lợi. Đặc biệt là trong thời kỳ khởi nghiệp gian nan. Làm người lãnh đạo của tập thể, “Thiện hộ niệm” là một công việc quản lý cần phải kiên trì thực hiện.
Muốn làm được “Thiện hộ niệm” không phải là việc dễ dàng. Trong quản lý học có một khái niệm gọi là “chi phí nguồn nhân lực”, có điều, nguồn chi phí này rất khó tính toán, bởi vì con người có quá nhiều tính cách không xác định được. Ví dụ như nói, một nhân viên năng lực làm việc rất kém, nhưng nếu họ dốc lòng dốc sức thì cũng có thể tạo nên những kỳ tích khiến mọi người phải thán phục; một nhân viên có thâm niên và năng lực làm việc rất giỏi, nhưng nếu họ chỉ nghĩ đến nhà cửa, tiền bạc, xe cộ hay là sắc đẹp thì e rằng họ rất khó để yên tâm công tác, chứ đừng nói gì tới hiệu suất công việc.
Vì vậy, không chỉ phải “thiện hộ niệm” mà còn phải “thiện chúc phó”. Lưu tâm chú ý đến động thái tư tưởng của nhân viên, hơn thế nữa còn phải dùng phương pháp thích hợp để khuyến khích họ, để đảm bảo cho mỗi người có khả năng tiến lên phía trước theo những gì mà họ đã lựa chọn. Tại sao việc quản lý nguồn nhân lực lại quan trọng như vậy? Mấu chốt là ở vấn đề xây dựng tập thể.
Trò chơi tài sắc của các Bồ Tát
Lúc này, thầy trò Đường Tăng đã hoàn thành việc bố trí nhân viên trong tập thể của họ. Thế nhưng, liệu họ có vượt qua được sa mạc mênh mông, mỗi nhân viên trong tập thể đều ghi nhớ sứ mệnh của tập thể hay không, họ có kiên định với niềm tin để hoàn thành đại nghiệp đi Tây Thiên lấy Kinh hay không? Quan Thế Âm Bồ Tát đã sắp đặt một khu nhà phía trước, rồi ngài lại cùng Lê Sơn Lão Mẫu, Phố Hiền Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát hóa thành bốn người con gái xinh đẹp, các vị đã dày công xếp đặt một cuộc chơi tài sắc để thử ý chí của thầy trò Đường Tăng.
Thầy trò Đường Tăng vừa đi, vừa ngắm hoa có mênh mông, thấm thoắt cả mấy thầy trò đã đi vào chốn rừng sâu.
Cứ đi mãi mà trời đã dần buông màn đêm xuống. Thấp thoáng xa xa trong mây khói ẩn hiện một ngôi nhà trên lưng núi. Đường Tăng nói:
- Các đồ đệ, trời lại tối rồi, chúng ta nên dừng lại đây tá túc qua đêm.
Nói rồi ông bèn xuống ngựa và đi về phía trước. Lại gần, nhìn thấy cánh cổng chạm trổ rất hoa lệ, Đường Tăng không vội vàng tiến vào, ông bèn gọi các đồ đệ lại, đợi có người đi ra mới đến gặp xin vào nghỉ.
Đợi một lúc khá lâu, Tôn Ngộ Không sốt ruột, y liền nhảy vào bên trong xem thử thế nào. Bỗng phía sau cửa có tiếng chân người đi lại, lát sau có một phụ nữ trung niên rất xinh đẹp, bà nhẹ nhàng hỏi:
- Xin hỏi các vị là ai đấy, sao lại tự tiện vào nhà quả phụ như vậy?
Tôn Ngộ Không vội vàng xin lỗi, y nói:
- Chúng tôi là Hòa thượng đi Tây Thiên lấy Kinh, vì trời đã tối nên muốn xin tá túc qua đêm.
Người quả phụ liền nói:
- Nếu đã như vậy thì xin mời các ngày hãy vào đi!
Thầy trò Đường Tăng theo chân người quả phụ vào nhà. Người quả phụ này không chỉ xinh đẹp, dịu dàng, mà mấy người con gái trong gia đình bà cũng xinh đẹp như hoa. Nhà bà có ruộng hơn 600 mẫu, vườn cây hơn 300 mẫu, trâu ngựa, dê lợn đầy vườn. Ấy là chưa kể gạo trong nhà ăn không hết, xiêm áo lụa là mặc suốt đời, vàng bạc chất đầy kho. Người quả phụ đó bảo rằng chồng bà đã mất, ông ấy ra đi để lại bốn mẹ con hiu quạnh, bà hy vọng bốn vị đây có thể ở lại làm con rể cho bà. Hôm đó, chỉ cần họ gật đầu đồng ý thì ngay lập tức họ sẽ có tất cả, nào là mỹ nữ, cơ nghiệp, vàng bạc, châu báu... Đó là cuộc sống hạnh phúc mà biết bao nhiêu người đàn ông hằng mơ ước!
Đường Tăng nghe người quả phụ nói vậy thì đỏ cả mặt. Bốn thầy trở đẩy qua đẩy lại mà không có ai chịu nhận lời. Nào ngờ tối đến Trư Bắt Giới lại động lòng, y mượn cớ ra buộc ngựa rồi liền lẽn ra cửa sau.
Người quả phụ đó đang dẫn các con đi thưởng ngoạn hoa cúc ở vườn sau. Trư Bát Giới đắm đuối sắc đẹp và giàu sang nên hắn liền vội vã chạy đến chỗ người quả phụ mà ve vãn. Người quả phụ bèn nói:
- Thầy trò các người cũng thật là, làm rể nhà ta tốt như thế không hơn hay sao mà phải đi lấy Kinh làm gì.
Trư Bát Giới liền nói:
- Họ không đồng ý thì tôi đồng ý! Chỉ cần bà không chê tối xấu thì tôi rất muốn ở lại đây.
Người quả phụ suy nghĩ giây lát rồi nói:
- Nhưng ta vẫn thấy khó xử lắm, nếu bây giờ đem cô cả gả cho anh thì sợ cô ba lại giận, mà đem có hai gả cho anh thì sợ cô ba lại giận, mà đem cô ba gả cho anh thì sợ hai cô chị lại giận.
Trư Bát Giới vội nói:
- Ôi, vậy thì bà đem cả ba cô gả cho tôi cũng được, để các cô ấy khỏi tranh nhau.
Người qua phụ liền nói:
- Sao có thể như vậy được? Lẽ nào mình anh lại chiếm cả ba cô con gái của ta ư? Ta có cách này, bây giờ anh hãy che một tấm vải lên mặt, nếu anh đụng phải cô nào thì ta sẽ gả cô đó cho anh.
Ở nhà bên, Đường Tăng cùng với Tôn Ngộ Không và Sa Tăng đã dùng bữa rồi đi nghỉ. Còn bên này đèn đuốc vẫn sáng trưng, Trư Bát Giới hớn hở đợi đến lúc chiếm được các cô. Tên ngốc Trư Bát Giới ngồi trong phòng, nghe thấy tiếng ba cô gái đi quanh, lại nghe thấy tiếng nói trong trẻo và mùi hương thơm quyến rũ tỏa ra từ người các cô. Nhưng khi hắn giơ tay sờ nếu không đụng vào cột thì lại sờ phải tường. Hắn cứ chạy đi chạy lại mệt muốn đứt cả hơi, hắn liền ngồi phịch xuống nền nhà.
Người quả phụ đó nói:
- Con rể à, con đã không bắt được ai thì chúng ta đổi cách khác nhé! Bây giờ ba cô còn gái của ta sẽ đan ba chiếc áo và con mặc vào nếu vừa của ai thì ta sẽ gả người đó cho con.
Trư Bát Giới vội vàng nói:
- Được! Được! Đem cả ba chiếc áo lại đây ta đều mặc cả. Nếu mặc vừa cả ba thì cả ba cô đều là của ta cả đấy.
Người quả phụ đi vào phòng trong lấy ra ba chiếc áo đưa cho Trư Bát Giới. Tên ngốc Trư Bát Giới liền vội vàng mặc vào, nhưng vừa khoác vào thì nghe “xoạc” một tiếng, trong nháy mắt chiếc áo đó đã biến thành chiếc dây thừng cột chặt Trư Bát Giới lại.
Đường Tăng, Tôn Ngộ Không và Sa Tăng tỉnh giấc thì trời đã sáng. Nhìn xung quanh chẳng còn thấy nhà cửa hoa lệ đâu nữa, mà thấy mình nằm trong rừng cây.
Trư Bát Giới đi đâu mất rồi? Hóa ra hắn đang bị trói chặt trên cấy, hắn ú ớ nói:
- Sư phụ, nhanh nhanh đến cứu con đi!
Mọi người đưa mắt nhìn theo hướng có tiếng nói của Trư Bát Giới thì thấy dáng vẻ của hắn vừa thảm hại vừa buồn cười. Tôn Ngộ Không liền tiến lại trêu đùa hắn:
- Quan tân lang sao không ở trong phòng mới mà lại chạy ra đây chơi đu thế?
Trư Bát Giới xấu hổ muốn chết, hắn vội nói:
- Đây là bài học thật đáng nhớ, từ nay về sau đệ sẽ không dám liều lĩnh nữa, đệ xin một lòng một dạ theo sư phụ và hai huynh đi Tây Thiên lấy kinh.
Trước tiên, xin đừng vội cười nhạo Trư Bát Giới. Trong hiện thực cuộc sống của chúng ta, tình sắc và phú quý há chẳng phải là hai cái dây buộc đó sao? Khi chúng ta động lòng giống như Trư Bát Giới kia thì hai chiếc dây đó lập tức trói chặt chúng ta lại. Trí tuệ của các Bồ Tát khiến cho mọi người xem đã đủ hiểu. Không chỉ phải “Thiện hộ niệm” mà hơn nữa phải “Thiện chúc phó”, hẳn nhiên việc lựa chọn trò chơi như vậy để giao dịch mọi người thì thật là quá tuyệt vời.
Bản thân Đường Tăng cũng đã có sự lý giải sâu sắc đối với “thiện hộ niệm” từ trong trò chơi này. Trong con đường gian truân đi lấy Kinh ngày sau, khi mỗi học trò có bất kỳ sự dao động hay phương pháp làm việc nào không tốt thì họ đều sẽ được chấn chỉnh
( Source : TÂY DU @ KÝ - TG : Thành Quân Ức - DG : Hoàng Ngọc Cương - Lê Thị Hương )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét