Tôn Ngộ Không hái trộm nhân sâm |
Cách nhìn nhận của mọi người đối với quan hệ xã hội phần lớn là thích sử dụng phép nhị phân, họ cho rằng lợi người thì thiệt, lợi mình thì thiệt người. Do vậy, để lợi cho bản thân mình, họ đã không quan tâm đến lợi ích của người khác, để cuối cùng lại rơi vào thế tổn người hại mình, cả hai đều thiệt hại. Thực ra, quan hệ lý tưởng nhất giữa mọi người là làm lợi cho người để được lợi cho mình.
Đó là ngọn núi nào?
Thầy trò Đường Tăng gian truân vất vả trên suốt dặm trường, rồi bỗng nhiên lại gặp một ngọn núi chắn ngang đường đi. Trong hiện thực cuộc sống của chúng ta, chúng ta cũng thường dùng núi sông để ví với những khó khăn, vất vả của nhân sinh, thành ngữ có câu “sông sâu núi cao”, “núi non trùng điệp”, “sơn cùng thủy tận” đều là để nói về ý đó cả. Giống như đạo lý này, mỗi một con đường, ngọn núi hay dòng sông trong Tây du ký cũng đều là những khó khăn mà thầy trò Đường Tăng phải đối mặt.
Thế nhưng, ngọn núi này không giống với những ngọn núi đã gặp trước đó. Núi này có tên là Vạn Thọ Sơn. Trong núi có một đạo quán, đó là Ngũ Trang Quán. Trong quán có một vị thần tiên, đạo hiệu của ngài là Trấn Nguyên Tử. Về mặt phong cách xử thế giữa thần tiên và yêu quái có sự phân biệt cao thấp rõ ràng, chính vì vậy, cảnh sắc trong núi cũng rất khác nhau. Đường Tăng nói: “Chúng ta đi Tây Thiên, đã đi qua biết bao nhiêu là núi sông, đều là những nơi cheo leo, hiểm trở cả. Thế mà có ngọn núi này cảnh sắc lại thanh nhã như vậy”. Điều mà Đường Tăng không nghĩ tới là cảnh sắc trong núi tuy có vẻ thanh nhã, song suy cho cùng núi vẫn là núi, khó khăn vẫn là khó khăn.
Hôm đó, Trấn Nguyên Tử phải đến cung Di La trên trời để nghe Nguyên Thủy Thiên Tôn giảng kinh.
Lúc Trấn Nguyên Tử đi, ông đã căn dặn với hai vị đồng tử là hai hôm nữa sẽ có một người bạn đi qua nơi này, hai con hãy chăm sóc họ chu đáo, hãy tới vườn cây lấy hai quả nhân sâm để mời họ. Hóa ra, kiếp trước Đường Tăng có quen biết với Trấn Nguyên Tử, bấy giờ tuy Đường Tăng không nhớ sự việc đó nhưng Trấn Nguyên Tử lại nhớ rất rõ người bạn này.
Trấn Nguyên Tử đi chưa được bao lâu thì thầy trò Đường Tăng đã đến Vạn Thọ Sơn. Hai vị đồng tử, một vị tên là Thanh Phong, còn một vị tên là Minh Nguyệt tươi cười ra đón thầy trò Đường Tăng. Nhân lúc Tôn Ngộ Không thả ngựa ở sườn núi, Trư Bát Giới xuống bếp nấu cơm, Sa Tăng ở cửa trông hành lý thì hai vị đồng tử liền tới vườn cây lấy hai quả nhân sâm mời Đường Tăng ăn. Nào ngờ, khi vừa bưng vào, Đường Tăng trông thấy quả nhân sâm giống như một đứa trẻ mới sinh thì giật mình toát mồ hôi, sao dám ăn được cơ chứ? Ông lắc đầu gạt tay từ chối rồi bảo hai vị đồng tử bưng vào đi.
Hai vị đồng tử không biết phải làm sao, họ đành phải bưng mâm quả đi về phòng. Nhưng quả nhân sâm dễ bị hỏng nếu để lâu nên hai vị đồng tử bèn chia nhau mỗi người một quả. Cũng vừa đúng lúc Trư Bát Giới ở nhà bếp nghe được câu chuyện, hắn thèm nhỏ dãi, nhịn không được nên hắn bèn đi tìm quả. Quả nhân sâm đó là loại quả quý như thế nào? Có người nói đó là rể củ của một loại cây thảo mộc sống nhiều năm ở cao nguyên Thanh Tạng, trong tiếng Tạng gọi là “Trác lão sa tăng”. Nó rất giàu tinh bột, thành phần trong quả bao gồm có đường, protein, chất béo, vitamin, rồi cả các chất muối vô cơ như canxi, sắt, kẽm, nó có tác dụng bồi bổ sức khỏe, vừa ngọt vừa có hương thơm. Người Tạng thường đem nó nấu chung với gạo rồi thêm bơ để đãi khách.
Cũng có người nói quả nhân sâm đó là một loại lê ở vùng Tân Cương. Loại lê này có mùi hương rất thơm, quả có thịt thơm ngon, vị ngọt lịm, khiến cho người ta ăn rồi lại muốn ăn nữa. Theo sự khảo chứng của các nhà lịch sử thì Trương Khiên đời Hán khi đi Tây vực đã mang loại quả này từ nội địa lên trồng ở Tân Cương. Trên con đường đi lấy Kinh của Đường Tăng đã gặp rất nhiều loại lê như vậy.
Thế nhưng, những cách giải thích trên đây đều có phần khiên cưỡng. Sâm (căn) trong quả nhân sâm cũng chính là tam (săn) trong câu “tam nhân hành, tất hữu ngã sư” (vài người cùng đi, ắt có người làm thầy của ta). Vài người thành nhóm, chính vì vậy, hàm nghĩa đúng của nhân sâm là một khái niệm xã hội học, chứ không phải là một loại lê có vị ngon hay một loại rể củ của loại cây leo. Nói một cách đơn giản thì nhân sâm tượng trưng cho tình hữu nghị, hay là một loại quan hệ xã hội giúp mọi người làm điều tốt. Ngọn núi Vạn Thọ Sơn trước mặt thầy trò Đường Tăng, kỳ thực chính là vấn đề quan hệ xã hội.
Ý nghĩa của quả nhân sâm
Tôn Ngộ Không đi thả ngựa về thì thấy Trư Bát Giới đang đứng vẫy vẫy tay. Tôn Ngộ Không cảm thấy rất kỳ lạ, y liền theo Trư Bát Giới vào bếp, vào trong bếp Trư Bát Giới đã thì thầm vào tai Tôn Ngộ Không rằng:
- Trong quán này có một bảo bối gọi là nhân sâm, Huynh có biết không?
Tôn Ngộ Không giật mình hỏi:
- Thật không? Ta nghe người ta nói nhân sâm là loại có hoàn đan, ai ăn nó sẽ được trường sinh đấy.
Trư Bát Giới liền nói:
- Trong vườn cây ở Ngũ Trang Quán này có quả nhân sâm. Đại sư huynh này, huynh tay chân nhanh nhẹn, hay Huynh thử đi lấy mấy quả ăn thử xem sao?
Tôn Ngộ Không bèn nói:
- Việc này thì được thôi, để Lão Tôn ta đi lấy.
Trư Bát Giới mách với Tôn Ngộ Không rằng hái quả nhân sâm cần phải có một loại công cụ đặc thù, gọi là gậy vàng gì đó.
Đáng khen cho Tôn Đại Thánh, vừa nhún chân một cái mà y đã ở trong phòng của tiên đồng rồi, y lấy đi cây gậy vàng, rồi biến vào trong vườn sau, trong vườn toàn cây cối tìm tùm, cành lá xum xuê, đặc biệt có một loại cây lá rộng giống như lá chuối, rất xanh tươi. Mấy quả nhân sâm thấp thoáng trên tán lá, trông giống như những đứa trẻ mới sinh, thật đáng yêu. Tôn Ngộ Không tỏ ra rất thích thú, y tự nói thầm: “Quả nhiên là thứ ngon!”.
Tôn Ngộ Không liền đem gậy vàng gõ vào cây, tức thì quả nhân sâm đầu tiên rụng xuống. Tôn Ngộ Không cùng nhảy theo nó, ấy thế mà y tìm mãi chẳng thấy quả nhân sâm biến đi đâu. Y cảm thấy rất kỳ quặc, quái lạ thật! Thấy vậy y liền gọi thần thổ địa ở vườn cây lên hỏi:
Nhà người có biết danh tiếng của Lão Tôn ta trong thiên hạ không. Năm xưa ta ăn trộm đào tiên, uống rượu của vua, lấy cắp linh đan, từ xưa đến nay đâu có ai dám tranh với ta, tại sao hôm nay ta vừa mới lấy một quả mà nhà người đã hớt mất của ta đi thế!
Thần thổ địa tươi cười rồi giải thích rằng:
- Đại Thánh à, ngày trách nhầm tôi rồi. Ngài chỉ biết quả nhân sâm ăn ngon, nhưng ngài lại không biết xuất xứ của nó ra sao.
Tôn Ngộ Không quắc mắt hỏi:
- Vậy xuất xứ của nó như thế nào?
Thần thổ địa nói:
- Bảo bối này 3000 năm mới nở một hoa, 3000 năm mới kết một trái, lại 3000 năm nữa mới chín, vậy cho nên nó vô cùng hiếm. Có điều, loại quả này lại kỵ ngũ hành, gặp kim thì rụng, gặp mộc thì khô, gặp thủy thì hóa, gặp hỏa thì cháy, gặp thổ thì nhập. Cái quả mà đại thánh vừa mới đánh rụng nó gặp thổ nên nhập rồi. Chỉ có điều những chỗ đất đó còn cứng hơn so với cả mặt thép, đến thép cũng dùi không được. Nếu đại thánh không tin thì ngài thử đánh một gậy xuống mà xem.
Tôn Ngộ Không bèn vung gậy Như Ý đánh xuống một cái, một tiếng keng vang lên, cây gậy Như Ý rung lên còn mặt đất vẫn không hề có dấu vết gì.
Tôn Ngộ Không kinh hãi nói với thần thổ địa:
- Quả đúng như nhà người nói! Xem ra là trách nhầm nhà ngươi rồi.
Sỡ dĩ Tôn Ngộ Không trách nhầm thần thổ địa là bởi vì điều đó có liên quan đến tính cách của y. Được xem là đại biểu kiệt xuất cho tính cách thuộc loại hình mạnh mẽ. Ưu điểm của Tôn Ngộ Không thể hiện rõ ràng giống như khuyết điểm của y. Y có tầm nhìn mẫn nhuệ, hành động quả cảm, độc lập tự chủ, ý chí kiên cường, nhưng về phương diện quan hệ giao tiếp thì y lại không phải là một người bạn tốt. Bởi y thích khống chế người khác, lợi dụng người khác, hoặc là thích làm chủ người khác, chứ y chưa đủ bình tĩnh để lắng nghe tâm sự của người khác. Y hiểu rõ quả nhân sâm là tượng trưng cho tình hữu nghị nhưng y lại không thể lý giải được nội hàm chân chính của tình hữu nghị, vì thích đứng ở góc độ của chủ nghĩa vị lợi công để lý giải tình hữu nghị.
Sở dĩ quả nhân sâm có hình dạng giống như đứa trẻ mới sinh là nói tình hữu nghị chân chính mãi mãi giống như một đứa trẻ thuần chân. Còn sở dĩ nó gặp kim mà rụng, gặp mộc mà khô, gặp thủy mà hóa, gặp hỏa mà cháy, gặp thổ thì nhập là ý nói tình hữu nghị dễ bị tổn hại bởi vật dục nên phải hết sức che chở. Còn khối đất cứng hơn cả sắt thép, đến thép dùi xuống cũng không hề suy chuyển là ý muốn ví với cái xã hội nơi mà chúng ta an thân lập mệnh, xã hội đó lạnh nhạt và cứng rắn như vậy đấy. Trong nhân tình thế thái như vậy mà một quả nhân sâm 3000 năm mới nở hoa, 3000 năm mới kết quả, rồi lại 3000 năm nữa mới chín được, nó hiếm như thế thì chẳng phải tình hữu nghị đáng quý biết bao hay sao?
Vậy mà, Tôn Ngộ Không theo chủ nghĩa công lợi lại không biết quý giá tấm chân tình đó của nhân gian, y cũng không từng suy nghĩ xem liệu hành vi hái trộm nhân sâm của mình có phù hợp với đạo đức hay không và liệu có bị chủ nhân trách cứ hay không?
Trư Bát Giới ăn quả nhân sâm
Ba Huynh đệ ăn quả nhân sâm, thế mà Trư Bát Giới lại để lại trò cười lưu truyền thiên cổ. Hắn đã há to mồm đem quả nhân sâm đó nuốt ực một cách ngon lành, rồi bỗng nhiên hắn cảm thấy có chút là lạ, thấy thế hắn vội quay sang hỏi Tôn Ngộ Không và Sa Tăng:
- Hai Huynh đệ ăn thế nào?
Sa Tăng trả lời:
- Cũng ăn thứ ngon như Huynh thôi, nhân sâm đấy.
Trư Bát Giới lại hỏi:
- Mùi vị thế nào?
Tôn Ngộ Không tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi:
- Ngươi hỏi người khác làm cái gì? Người xưa đã dạy, muốn biết mùi vị quả mình ăn thì hãy tự mình nếm thử đi, người đã ăn hết một quá rồi sao còn không biết mùi vị thế nào nữa chứ?
Trư Bát Giới nói:
- Đệ ăn nhanh quá nên không cảm nhận được mùi vị gì. Đại sư huynh này, huynh làm người tốt thì làm cho trót đi. Huynh đi lấy thêm mấy quả nữa, như vậy cũng để Lão Trư nhai kỹ xem mùi vị thế nào.
Hóa ra, tình hữu nghị cần phải dùng tâm mà thưởng thức. Có lẽ chỉ có Đường Tăng thuộc loại hình tính cách cầu toàn mới thực sự hiểu được nội hàm của tình hữu nghị. Người thuộc loại hình tính cầu toàn thường cảm thán tri âm khó tìm, nên nọ không ngừng tìm kiếm bạn bè lý tưởng. Họ có thể quan tâm sâu sắc đến người khác, nguyện giúp đỡ người khác giải quyết khó khăn một cách thiết thực. Thế nhưng họ quá cẩn thận, giống như Đường Tăng không dám đối mặt với quả nhân sâm giống hình hài một đứa trẻ kia, họ rất dễ để tuột mất tấm lòng son thuần chân ban đầu, để rồi chỉ còn lại nỗi buồn vô hạn “tình này đành đợi trong ký ức, nỗi niềm bây giờ buồn ngẩn ngơ!”.
Đến như Tôn Ngộ Không thuộc loại hình tính cách mạnh mẽ tuy biết bạn bè là đáng quý, nhưng lại chỉ coi trọng giá trị đáng lợi dụng của bạn bè. Còn Sa Tăng của tính cách ôn hòa, tuy nhân duyên cũng không tệ, có lòng đồng tình, nhưng lại thiếu đi ngọn lửa nhiệt tình trong việc đối đãi với bạn bè. Loại hình tính cách sôi nổi do tình cảm bộc lộ ra ngoài nên họ thích giao lưu với người khác (họ có thể tỏ ra sôi nổi với người khác ngay trong trường hợp ở nhà vệ sinh), trong bốn loại hình tính cách này, đó là loại hình tính cách dễ kết giao bạn bè nhất. Thế nhưng, người sôi nổi tuy nhiều bạn bè, song phần lớn là bạn bè ăn nhậu ở chốn ồn ào. Sự sôi nổi qua đi, nghĩ lại, ngoài cơn thèm thì họ đâu có cảm giác gì. Điều đó giống như việc Trư Bát Giới ăn nhân sâm vậy.
Tôn Ngộ Không tỏ vẻ tức giận:
- Con lợn kia, người vừa vừa thôi! Thứ quả nhân sâm này không phải giống như những thứ rau quả trên mâm cơm đâu mà người đòi ăn cho no. Một vạn năm mới kết được hai ba chục quả mà người muốn ăn cho đẫy thì còn phúc duyên nào lớn hơn nữa chứ!
Y trách móc Tôn Ngộ Không mấy câu rồi quay đi lẻn vào vườn lấy trộm nhân sâm tiếp, y làm ra vẻ như không có chuyện gì xảy ra.
Ấy vậy nhưng Trư Bát Giới lại cảm thấy xấu hổ, y cứ đứng đó lẩm bẩm mãi. Nào ngờ hai vị tiên đồng về phòng pha trà, nghe trong bếp có tiếng người thầm thì: “Một quả nhân sâm ăn không sướng, ta phải nghĩ cách nếm thêm mấy quả nữa mới được”. Hai vị tiên đồng vội vàng chạy ra vườn đếm số quả nhân sâm trên cây. Đếm đi đếm lại chỉ có 22 quả. Rõ ràng số quả là 30, sư phụ thu hoạch quả chín chia cho hai quả, còn lại 28 quả. Vừa mới hái xuống hai quả mời Đường Tăng ăn, còn lại 26 quả, sao bây giờ lại chỉ còn 22 quả, sao lại thiếu đi bốn quả?
Thanh Phong nói:
- Thôi thôi, nhất định là lũ ác nhân thủ hạ của Đường Tăng đã ăn trộm rồi.
Hai vị tiên đồng liền tới ngay trước điện chỉ trích Đường Tăng. Đường Tăng liền nói:
- Hai vị tiên đồng, xin hai vị hãy bình tĩnh, đợi ta hỏi các đồ đệ của ta xem sao đã. Nếu đúng là các đồ đệ của ta lấy thì chúng ta nhất định sẽ bồi thường.
Minh Nguyệt cười nhạt nói:
- Bồi thường? Có tiền cũng không mua được, vậy các người lấy cái gì mà bồi thường?
Đường Tăng bình tĩnh nói:
- Nếu có tiền cũng không bồi thường được thì ta sẽ bảo các đồ đệ của ta xin lỗi, vậy có được không? Người xưa vẫn nói nhân nghĩa đáng giá ngàn vàng. Chỉ cần các đồ đệ của ta thật lòng thật ý nhận sai thì mong hai vị cũng bớt giận cho!
Nói dứt lời ông liền đi ra phía sau đại điện gọi lớn:
- Các đồ đệ, hãy nhanh lên gặp ta.
Sa Tăng đang cười Trư Bát Giới, ăn một quả sâm cũng chưa thấm vào đâu. Bỗng nhiên nghe thấy tiếng sư phụ gọi, ông giật mình nói:
- Thôi rồi, thôi rồi, chắc là hai vị đồng tử đã phát hiện ra chuyện gì.
Tôn Ngộ Không bình tĩnh nói: Ăn trộm thứ này, không phát hiện thì xong rồi. Nếu có phát hiện thì đâu xấu hổ bằng việc giết người.
Tác phong thô bạo của Tôn Ngộ Không
Ba huynh đệ thống nhất cách giải quyết vấn đề, họ cùng nhau đến đại điện gặp sư phụ. Lên tới điện, cả ba nói với sư phụ: Cơm đã chín rồi, sư phụ gọi chúng con lên đây có chuyện gì không? Đường Tăng nói: Ta không nói là cơm chín hay chưa. Trong quán có quả nhân sâm gì đó, nó giống như hình một đứa trẻ ấy, trong các con ai là người đã ăn trộm thứ đó?
Trư Bát Giới vội vàng nói:
- Con thật thà, con không biết, con chưa thấy quả đó bao giờ.
Sa Tăng thì lựa chọn cách im lặng. Thanh Phong chỉ vào Tôn Ngộ Không mà nói:
- Kẻ nào cười, kẻ đó ăn trộm!
Tôn Ngộ Không làm ra vẻ nhăn mặt, y nói:
- Mặt Lão Tôn ta lúc nào cũng cười, lẽ nào các người không thấy quả đó thì không cho ta cười hay sao?
Phạt loạn xạ lên các cây nhân sâm. Những quả nhân sâm gặp kim thì rụng, nên khi gặp gây Như Ý thì có lý gì mà nó không rụng? Đến khi những quả nhân sâm đó rụng hết xuống lại gặp thổ nên lại nhập hết. Như thế mà Tôn Ngộ Không vẫn chưa nguôi giận, y lại dùng sức mạnh dời non lấp biển nhổ cả cây nhân sâm lên mới chịu.
Đường Tăng nào có biết độc tài chuyện chế chính là đặc trưng điển hình của loại hình tính cách mạnh mẽ. Đặc biệt là khi xảy ra xung đột, họ sẽ dùng một thái độ cứng rắn, thô bạo để xử lý đối với những vấn đề phiền toái trước mắt. Họ tôn sùng bạo lực, dù chết cũng không nhường nhịn hay lùi bước, họ mạnh mẽ cứng rắn và ngang ngược.
Hãy xem Tôn Ngộ Không xử lý nguy cơ quan hệ xã hội như thế nào
Những phiền toái đó thực ra chính là nguy cơ quan hệ xã hội mà thầy trò Đường Tăng gặp phải trên đường đi lấy Kinh. Giống như tập thể của thầy trò Đường Tăng, trong hoạt động kinh doanh của công ty. Chúng ta cũng sẽ gặp phải những nguy cơ kiểu như vậy. Sở dĩ xuất hiện nguy cơ đó nguyên nhân chủ yếu là do công ty chỉ mong kiếm lợi, thiệt người hại mình, hậu quả nghiêm trọng là làm liên hại đến quan hệ xã hội của công ty. Ví dụ như: các công ty do thải khí ô nhiễm, tiếng ồn, quản lý an toàn sản xuất không tốt, làm tổn hại nghiêm trọng đến môi trường thì sẽ dẫn đến sự căm phẫn của cư dân gần đó. Hay ví dụ như, trong hoạt động kinh doanh, các công ty đã lợi dụng lòng tin của khách hàng để đưa ra những quảng cáo giả dối. Ngoài ra, một số hiểu lầm, tin đồn hay việc ngoài ý muốn cũng có khả năng dẫn đến nguy cơ tổn hại quan hệ xã hội.
Tôn Ngộ Không sử dụng ba thủ đoạn để xử lý nguy cơ quan hệ xã hội trước mắt. Thủ đoạn thứ nhất là đêm tối bỏ trốn, đến đêm khuya, y cầm gậy Như Ý trong tay tìm cách mở khóa, một cái chỉ tay của y cánh cửa lập tức mở ra. Trư Bát Giới dắt ngựa, Sa Tăng gánh hành lý, bốn thầy trò lặng lẽ rời khỏi Ngũ Trang quán.
Do sợ hãi vị tiên đồng bất chợt tỉnh giấc, Tôn Ngộ Không lại giở chiêu thứ hai là phù phép biến thành con sâu ngủ gật, y dặn sư phụ và hai đệ cứ đi trước, còn y thì biến ra ngoài cửa sổ phòng của hai tiên đồng, rồi y bỏ hai con trùng ngủ gật vào phòng của hai tiên đồng. Do vậy, trong lúc hai vị tiên đồng còn đang ngủ say thì thầy trò Đường Tăng đã đi xa rồi.
Đường Tăng đi suốt đêm không nghỉ, thầy trò họ đi về phía tây khoảng chừng 120 dặm. Nào ngờ Trấn Nguyên Tử từ điện Nguyên Thủy quay về, ông gọi hai vị tiên đồng dậy hỏi rõ nguyên do, rồi ông bèn lập tức đi ngay, ông chặn đường ở phía trước, khi thầy trò Đường Tăng tới nơi, ông chỉ vào mặt Tôn Ngộ Không mà nói:
- Con khỉ hoang kia! Ngươi dám nhổ cả cây nhân sâm của ta thì sao người có thể đi được chứ?
Tôn Ngộ Không không biết phải nói thế nào, y định tung gậy Như Ý lên để đánh Trấn Nguyên Tử, Trấn Nguyên Tử né người tránh đòn, ông đạp lên mây hòng bay lên không trung. Tôn Ngộ Không liền bay theo, lại một trận giao chiến ngang tài ngang sức xảy ra. Trấn Nguyên Tử liền giờ thủ đoạn tung “túi càn khôn” ra hút toàn bộ thầy trò Đường Tăng vào trong đó.
Về đến Ngũ Trang quán, Trấn Nguyên Tử đem trói từng người lại, Trấn Nguyên Tử dặn dò:
Các đồ đệ đem roi thất tinh ra đây cho ta, hãy đánh cho bọn chúng một trận thật đau cho bõ tức!
Tiên đồng hỏi:
- Sư phụ đánh ai trước đây?
Trấn Nguyên Tử nói:
- Đường Tăng không biết cách dạy đồ đồ đệ, hãy đánh ông ta trước tiên!
Đường Tăng đã là người lãnh đạo của tập thể, nên phải gánh vác trách nhiệm của người quản lý.
Tôn Ngộ Không liền hỏi:
- Đại tiên này, ông nhầm rồi. Trộm nhân sâm là ta, ăn nhân sâm là ta, nhổ cây nhân sâm cũng là ta, cớ sao không đánh ta trước mà lại đi đánh sư phụ ta vậy?
Trấn Nguyên Tử cười nói:
- Con khỉ hoang kia, người mà cũng có khí phách của hảo hán ư?
Vậy hãy đánh hắn ta trước đi. Tiên đồng vâng lời vung roi lên đánh, từng roi từng roi, đánh 30 roi. Nào ngờ Tôn Ngộ Không đã biến hai chân thành hai chân thép, 30 roi đánh xuống như đánh xuống sắt thép thì đâu còn gì mà biết đau nữa!
Trấn Nguyên Tử lại ra lệnh:
- Tiếp theo sẽ đánh Đường Tăng, ông ta không nên để cho đồ đệ phóng túng ngang tàng như vậy được.
Tôn Ngộ Không lại nói:
- Đại tiên lại nhầm rồi. Khi trộm quả, sư phụ ta đang ở trên điện trò chuyến với hai vị tiên đồng, ông không biết những việc chúng ta làm. Người nên đánh là ta đây.
Và thế là y lại chịu thêm 30 roi nữa!
Chịu đòn cả ngày trời, đến đêm khuya lúc mọi người đã ngủ say, Tôn Ngộ Không lại giở phép thần thông, trước tiên y cởi dây trói, rồi y dặn dò Trư Bát Giới hãy tới sườn núi nhổ lấy bốn cây liễu về đây. Sau đó y niệm thần chú, giở chiêu thứ tư biến bốn cây liễu đó thành hình dạng bốn thầy trò, rồi nhân cơ hội đó bốn thầy trò đã tẩu thoát.
Sáng hôm sau khi ngủ dậy, Trấn Nguyên Tử nói:
- Hôm nay nên đánh Đường Tăng đi.
Tiên đồng cầm roi nhằm Đường Tăng mà quất bùm bụp bùm bụp 30 roi. Đánh Đường Tăng xong, theo thứ tự đánh tiếp Trư Bát Giới và Sa Tăng, cuối cùng lại đánh Tôn Ngộ Không. Đánh đi đánh lại thì thấy xuất hiện nguyên hình của thầy trò Đường Tăng chỉ là cây liễu.
Trấn Nguyên Tử nhếch mép cười nói: “Con khỉ này quả là có bản lĩnh”. Nói xong, ông tung người bay lên mây, nhìn xuống phía dưới thì thầy trò Đường Tăng đang vội vã rảo bước.
Thấy thế Trấn Nguyên Tử liền nói:
- Tôn Ngộ Không, sự việc còn chưa kết thúc, nhà người có thể chạy đi đâu được chứ?
Tôn Ngộ Không ngẩng đầu nhìn lên, cơn thịnh nộ lại nổi lên, y liền dẫn theo hai vị sư đệ, muốn kết thúc tính mạng của Trấn Nguyên Tử. Nào ngờ Trấn Nguyên Tử lại mở rộng túi càn khôn hút cả mấy thầy trò vào trong đó rồi bay về Ngũ Trang quán, sau đó ông lại cho trói từng người một lại.
Trấn Nguyên Tử nói:
- Tôn Ngộ Không, ta biết ngươi là một tên cứng đầu, nhưng ta phải để cho nhà người hiểu rõ, nếu người không trả lại cây nhân sâm cho ta thì đừng mong rời khỏi Ngũ Trang quán này!
Lợi mình thiệt người và lợi người lợi mình
Những năm gần đây, việc luận bàn về nguy cơ quan hệ xã hội trong doanh nghiệp ngày càng trở nên sôi nổi, một số học giả đã đưa ra nhiều biện pháp quản lý nguy cơ đó. Theo cách nhìn nhận của tôi, làm việc giống như làm người, nhiệt tình giúp đỡ mọi người mới là mấu chốt.
Phần lớn chúng ta thích sử dụng phép nhị phân để nhìn nhận các mối quan hệ xã hội, họ cho rằng lợi người thì thiệt mình, lợi mình thì thiệt người. Do đó, vì cái lợi của bản thân nên họ đã không quan tâm đến lợi ích của người khác, cuối cùng lại rơi vào tình cảnh thiệt người hại mình. Kỳ thực, quan hệ lý tưởng nhất giữa người với người thì không gì bằng việc thông qua làm lợi cho người để làm lợi cho mình.
Tôn Ngộ Không chớp đôi mắt sáng rực của y để rồi cuối cùng y hiểu rõ rằng, làm lợi cho mình mà thiệt cho người thì cuối cùng ắt sẽ hại mình. Vậy nên y đã cười mà nói với Trấn Nguyên Tử rằng:
- Ngươi hãy thả sư phụ ta ra, ta sẽ trả lại cho người một cây nhân sâm sống, người thấy thế nào?
Trấn Nguyên Tử nhận lời, Tôn Ngộ Không liền nhảy lên cân đẩu vân theo ông ta về Ngũ Trang quán tìm cách kiếm lại cây nhân sâm sống. Trải qua gian khổ, tìm ngược tìm xuôi, cuối cùng y tìm đến cả Nam Hải Quan Thế Âm Bồ Tát[16]. Quan Thế Âm Bồ Tát nói:
- Lẽ ra người nên đến tìm ta từ trước. Nước cam lộ trong bình của ta có thể giúp cho cây nhân sâm sống lại.
Quan Thế Âm Bồ Tát vừa niệm thần chú, vừa rảy nước cam lộ lên cây thì quả nhiên cây nhân sâm đã xanh tươi trở lại. Hai vị tiền đồng Thanh Phong, Minh Nguyệt vui mừng khôn xiết, nhưng khi hai vị đếm lại số quả nhân sâm trên cây, vẫn 23 quả. Lúc này Tôn Ngộ Không mới thừa nhận, đúng là khi trước y đã đánh rụng bốn quả nhân sâm, chỉ có điều một quả trong số đó gặp thổ đã nhập mất, chứ y hoàn toàn không ăn cả bốn quả.
Tại sao Quan Thế Âm Bồ Tát lại có thể làm cho cây nhân sâm sống lại được? Bởi vì Quan Thế Âm Bồ Tát là tượng trưng của đại từ, đại bi. Cái tâm từ bi chính là cái tâm nhiệt tình giúp đỡ mọi người mà chúng ta thường nói đến. Nói một cách chính xác thì đó là cái tâm yêu thương và đồng tình. Quan Thế Âm Bồ Tát lấy từ bi cứu thế làm trách nhiệm của mình, biết được mối quan hệ triết học giữa thiện tâm và thiện báo. Đó chính là điều: Lợi mình thiệt người, trên đời bao nhiêu tranh đấu lợi người lợi mình, nhân gian vô vạn xuân thơm.
( Source : TÂY DU @ KÝ - TG : Thành Quân Ức - DG : Hoàng Ngọc Cương - Lê Thị Hương )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét