Trư Bát Giới |
Tính cách nổi bật cửa Trư Bát Giới là vừa thẳng thắn lại cởi mở, nhờ đặc tính này nên đi đến đâu cũng nhận được sự hoan nghênh. Cần xét về góc độ công việc và năng lực thì Trư không thể nào so sánh được với Tôn Ngộ Không được. Thế nhưng, chúng ta hãy tưởng tượng xem nếu như trong một tập thể mà thiếu đi một cá nhân hoạt bát như vậy thì cuộc sống sẽ có phần nhàm chán đến mức nào.
Ưu và khuyết điểm trong tính cách Trư Bát Giới
Tính cách nổi bật của Trư Bát Giới là vừa thẳng thắn lại cởi mở, nhờ đặc tính này nên đi đến đâu y cũng nhận được sự hoan nghênh. Còn xét về góc độ công việc và năng lực thì Trư không thể nào so sánh được với Tôn Ngộ Không.
Thế nhưng, chúng ta hãy tưởng tượng xem nếu như trong một tập thể mà thiếu đi một cá nhân hoạt bát như vậy thì cuộc sống có phần nhàm chán đến mức nào. Thế nhưng, nếu cởi mở và thẳng thắn quá mức thì sẽ hình tượng của Trư Bát Giới trở nên quá vô duyên, vô ý cũng giống như việc tùy ý hứa hẹn và tùy ý không làm theo lời hứa. Trư Bát Giới là một người sống rất chân thành những lại không thực sự có trách nhiệm. Trư dường như suốt ngày chỉ biết nói đến chuyện ăn và lời nói của Trư thật không đáng tin. Trư luôn làm cho người khác phải thất vọng nên đánh mất sự tin tưởng của người khác. Sư đáng thương đó của Trư cũng chính là sự đáng thương của rất nhiều người có tính cách sôi nổi như Trư.
Cũng giống như Trư Bát Giới, những người có tính cách cởi mở cũng có rất nhiều những ưu điểm được khẳng định. Thế nhưng nếu như không biết cách khai thác tốt thì những ưu điểm này cũng sẽ trở thành những khuyết điểm làm người khác ghét bỏ. Ví dụ:
1. Sự tưởng tượng phong phú là một ưu điểm về tính cách nhưng nếu như vận dụng không đúng thì sẽ trở thành khuyến điểm là tính phi thực tế.
2. Tấm lòng ngay thẳng, nhanh mồm nhanh miệng là một ưu điểm. Thế nhưng nếu không đúng lúc thì cũng sẽ trở thành dối trá, không đúng với sự thực.
3. Với cách làm việc nhanh chóng nhưng không đủ tỉ mỉ sẽ bị đánh giá là làm ẩu, làm bừa.
4. Đến nơi nào cũng tìm niềm vui sẽ khiến cho những người có tính cách sôi nổi không đủ kiên nhẫn khi gặp khó khăn.
Làm việc hòa thuận với Đường Tăng
Là một thành viên sôi nổi, Trư Bát Giới hoàn toàn có thể giành phần thắng khi có sự ủng hộ của Đường Tăng. Nếu như hình tượng của Trư Bát Giới điềm tĩnh, khiêm cần, có phong cách nhã nhặn thì có khi còn ít nhận được sự tán thưởng của Đường Tăng ấy chứ.
Có thể thấy ở giữa Trư Bát Giới và Đường Tăng có một vấn đề Đường Tăng thuộc nhóm người cầu tiến, làm mọi việc luôn tìm hiểu và có kế hoạch rõ ràng. Trư Bát Giới vội vàng, không có tính nhẫn nại nên sẽ thấy vô cùng khó chịu. Thế nhưng nếu xem xét từ phương diện của những người cầu tiến thì việc làm của những người có tính vội vàng, nóng nảy là không thực tế.
Vậy đứng trước Đường Tăng là hình tượng của người cầu tiến thì Trư Bát Giới nên xử trí thế nào đây ? Dưới đây xin được đưa ra một số phương thức để giúp đỡ cho người có tính cách hoạt bát.
1. Khống chế tính hung hăng, biết cách điềm tĩnh. Cũng có người cho rằng, cái tật tự do quá đáng của Trư một phần là do tính nuông chiều, cả nể của Đường Tăng. Còn đối với kiểu người cầu toàn như Đường Tăng thì chỉ mong cho Trư Bát Giới biết cách suy nghĩ hơn, hy vọng Trư Bát Giới sẽ làm cho ông được phát triển đi lên.
2. Người sôi nổi có đặc điểm là đến đâu cũng được người khác chào mừng, thế nhưng dễ bị nói xấu sau lưng. Thế nên, người sôi nổi cần phải học cách thừa nhận trách nhiệm của mình.
3. Người sôi nổi thường rất thích nói chuyện, ngược lại không thích nghe những điều không hay. Người sôi nổi luôn ham vui và với kiểu nói chuyện khiến người khắc họa mắt. Thế nên hình tượng của người hoàn thiện càng được tô điểm. Nếu như phần lớn thời gian là để cho một người nói chuyện thì rất khó để có thể đạt được hiệu quả giao tiếp. Cho nên, nếu bạn là một người có tính cách cởi mở thì hãy tập cho mình thích ứng với cách lắng nghe người khác nói, học cách nhìn nhận thái độ của người nói. Đồng thời, với hình tượng sôi nổi như Trư Bát Giới thì hoàn toàn có thể nhận được sự ủng hộ của Sa Hòa Thượng. Đối với phong cách luôn quan tâm người khác, với bạn bè rất nhiệt tình thì Sa Hòa Thượng nhất định sẽ được yêu quý.
Trư Bát Giới cũng nên nhìn thẳng vào thực tế: Những người ôn hòa như Sa Tăng rất thích phân tích sự việc qua sắc mặt của người khác. Đứng trên góc độ của người cởi mở mà nói thì họ không đủ kiên nhẫn để chịu nổi những người lầm lì, ít nói. Thế nhưng đối với những người ôn hòa thì những người có hành động gấp gáp sẽ khiến họ lo lắng. Bởi vì đặc điểm tính cách của người ôn hòa là luôn mong muốn quan hệ hòa thuận giữa mọi người. Họ không dám thể hiện lập trường, luôn sợ đối mặt với xung đột và luôn muốn che đậy các xung đột.
Để có thể giúp cho những người quá cởi mở và những người ôn hòa đạt được hiệu quả tốt trong công việc khi hợp tác cùng nhau. Tác giả của cuốn sách này xin đưa ra một số kiến nghị.
1. Khi nói chuyện, hãy từ tốn để giúp cho người đối diện thoải mái. Người thích yên ổn suy nghĩ và quyết định lâu một chút, nếu bạn càng đốc thúc thì họ càng cảm thấy căng thẳng. Để tốt cho quan hệ của cả hai, bạn cần học cách nói chuyện và hành động đều phải từ tốn hơn. Như vậy mới có thể có được sự phối hợp ăn ý với nhau.
2. Tốt nhất bạn đừng nên nói lời nào để có thể đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. Nếu bạn là mọi người sôi nổi thì hãy tập cho mình cách lắng nghe người khác nói. Đồng thời học cách nói chuyện khiêm tốn như đối phương.
3. Hãy chú ý đến thái độ của bạn, không được quá cứng nhắc, hãy khiêm tốn. Nếu như hiểu được nhau thì hiệu quả hợp tác tốt hơn rất nhiều. Đồng thời tìm được những biện pháp liên quan để giải quyết vấn đề.
4. Người ôn hòa tuy ít tỏ ra nhiệt tình nhưng lại thích giúp đỡ người khác. Họ cũng hy vọng rằng có thể nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của người khác.
Bạn hãy thực sự lắng nghe họ nói, đó cũng là một cách quan tâm với họ. Ngoài ra bạn nên thường xuyên nói về những cống hiến xuất sắc của họ nữa. Cho dù, họ là những người sống nội tâm nhưng rất thích được khen ngợi. Mỗi khi họ gặp phải áp lực, nếu bạn kịp thời giang tay giúp đỡ thì họ sẽ vô cùng cảm kích.
Làm việc hòa thuận với Tôn Ngộ Không
Là người có tính cách sôi nổi, thực ra Bát Giới hoàn toàn có thể tranh thủ được sử ủng hộ của Tôn Ngộ Không. Vì tính cách mạnh mẽ nên Ngộ Không rất tán thưởng phong cách làm việc nhiệt tình của Bát Giới. Nhưng Bát Giới cần phải đối diện với một vấn đề là, người có tính cách mạnh mẽ luôn coi trọng hiệu quả công việc và thích sai khiến người khác. Với những người làm việc dựa trên cảm hứng như Bát Giới thì việc bắt ép người khác phải đối mặt với khó khăn là điều không thể chấp nhận được. Ngược lại, đối với người có tính cách mạnh mẽ, phong cách làm việc dựa trên cảm hứng khiến họ không yên tâm. Bởi họ luôn mong tìm mọi cách để đạt được mục đích, trong khi đó người có tính cách sôi nổi lại thiếu tinh thần này, họ thường bỏ cuộc giữa chừng.
Những góp ý dưới đây có thể giúp cho Bát Giới xây dựng được mối quan hệ với Ngộ Không:
1. Cần chú trọng nhiều hơn vào công việc, rèn luyện một số tác phong cần thiết như đúng giờ, lễ phép, lịch sự, không nói những câu vô bổ, cũng như cần rèn thói quen chịu thương chịu khó. Đồng thời, bạn cần phải chú ý làm chủ cảm xúc, đừng để cho tâm trạng của mình tạo nên ảnh hưởng xấu đối với môi trường làm việc.
2. Rèn luyện thói quen làm việc có kế hoạch và làm việc dựa trên kế hoạch. Nói được thì phải làm được, hãy dùng kết quả công việc để nói chuyện với những đồng nghiệp có tính cách mạnh mẽ.
3. Trong giao tiếp, trình bày phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tư duy chặt chẽ vả thái độ tích cực. Trình bày rõ ràng và ngắn gọn. đồng thời phải đưa ra những số liệu và dẫn chứng cụ thể.
4. Tránh tranh giành trực diện với những người có tính cách mạnh mẽ. nên cố gắng dùng những biện pháp khéo léo để thuyết phục họ.
Làm việc hòa thuận với Sa Ngộ Tĩnh
Thực tế là Sa Hòa Thượng luôn thích vào vai một người hiền lành, không làm mất lòng ai. Đối với người có tính cách sôi nổi mà sự thẳng thắn đã trở thành bản tính, thì thái độ ngậm miệng ăn tiền, không bộc lộ quan điểm quả thực là điều không thể chấp nhận được.
Ngược lại đối với người có tính cách ôn hòa, thì sự thẳng thắn bộc trực quá mức của người tính cách sôi nổi khiến họ cảm thấy lo lắng, căng thẳng. Bởi lẽ, đặc điểm của người có tính cách ôn hòa là coi trọng đến sự hài hòa trong quan hệ giao tiếp, không muốn bày những sự việc không vui vẻ ra trước mặt mọi người, không kiên định trong việc bảo vệ lập trường của bản thân, vì sợ làm như thế sẽ khiến cho mâu thuẫn tiếp tục gia tăng, luôn tìm cách ngăn chặn xung đột. Trong khi đó, người có tính cách sôi nổi lại không biết giữ mồm giữ miệng, nghĩ đến đâu nói đến đấy. Điều này khiến cho người có tính cách ôn hòa cảm thấy khó xử.
Những góp ý dưới đây có thể giúp cho Bát Giới xây dựng được mối quan hệ hiệu quả hơn trong công việc với Sa Hòa Thượng:
1. Trong giao tiếp cố gắng nói chậm để họ có thể theo kịp. Họ khá chậm chạp và từ tốn trong hành động cũng như đưa ra quyết định, bất cứ sự đốc thúc nào đều khiến họ cảm thấy căng thẳng. Để có được sự cộng tác tốt hơn, bạn nên học cách giảm tốc độ nói chuyện cũng như làm việc.
2. Biết lắng nghe, khuyến khích đối phương tích cực tham gia đối thoại.
3. Chú ý điều chỉnh thái độ, không nên quá cứng rắn, cố gắng sử dụng những biện pháp mềm mỏng, thông qua thương lượng và phương thức hợp tác đôi bên cùng có lợi để cùng nhau tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề.
4. Quan tâm chân thành. Nhấn mạnh và khẳng định nhiều hơn những đóng góp của họ. Mặc dù có tính cách hướng nội, nhưng họ thích được người khác khen ngợi. Khi họ phải chịu đựng áp lực nào đó về tinh thần, nếu bạn có thể kịp thời giơ tay giúp đỡ, thì họ sẽ vô cùng cảm kích.
Lời khuyên cuối cùng
1. Không nên nói quá sự thật. Những người có tính sôi nổi chính là những diễn giả xuất sắc. Họ rất thích được ăn to nói lớn và có trí tưởng tượng vô cùng phong phú, có lúc còn thổi phồng sự thật. Vì vậy người khác sẽ coi đó là những lời nói dối.
2. Không được nuốt lời: Trí nhớ của những người có tính sôi nổi dường như bị hạn chế. Mặc dù, lúc cùng hợp tác làm việc có rất nhiều hứng thú, nhưng chỉ trong chớp mắt họ có thể quên mất tên của đối tác, lời vừa nói xong hay việc gì vừa hứa đã vội quên. Thế nên, những người này luôn bị coi là những người không chú tâm vào công việc, thường xuyên nuốt lời, không có tính trách nhiệm. Vì thế, nhưng người quá cởi mở cần tập cho mình thói quen ghi nhớ các sự việc hoặc cần thiết thì phải có một cuốn sổ ghi chép công việc. Đồng thời, cần phải lập kế hoạch cá nhân, vạch công việc mà mình phải làm, và quyết tìm thực hiện.
3. Không nên thường xuyên thay đổi, hay vội vã đưa ra quyết định. Chú ý khi đã quyết định làm việc gì thì phải kiên trì để làm bằng được. Chỉ có làm như vậy, thi lần sau khi quyết định một điều gì khác bạn mới có thể thận trọng hơn. Về phương diện đối xử với bạn bè, nên coi trọng mong muốn của bạn bè hơn là của bản thân.
4. Đừng nên nôn nóng thể hiện bản thân, cần phải nhìn nhiều, xem nhiều và suy nghĩ nhiều, nếu làm được như vậy thì lời nói mới thực tế. Không nên ngắt lời khi người khác đang nói, làm như vậy là không lịch sự. Vội vàng thể hiện bản thân cũng là một thói quen xấu, thói quen này sẽ khiến họ xem nhẹ những người xung quanh, gây phản cảm cho người khác.
5. Tự lập kế hoạch cho bản thân. Tính điều tiết của những người hoạt bát rất kém. Tốt nhất bạn nên lập kế hoạch cụ thể trước khi hành động.
6. Rèn luyện đức tính nhẫn nại kiên trì: Khi những người hoạt bát gặp phải khó khăn thường không nhẫn nại. Nếu có được thành công bạn hãy lập cho mình tính nhẫn nại, quyết tâm thực hiện mọi việc đến cùng.
( Source : TÂY DU @ KÝ - TG : Thành Quân Ức - DG : Hoàng Ngọc Cương - Lê Thị Hương )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét