Sa Tăng |
Những người ôn hòa như Sa Tăng thì rất mong muốn sự ổn định trong cuộc sống với mỗi người trong cộng đồng. Họ tìm cách để có thể thích ứng được với mỗi người trong tập thể. Tuy rằng những người này không có bản tính gì cao siêu, không có 72 phép thần thông biến hóa như Tôn Ngộ Không, hay đến 36 phép thần thông biến hóa như Trư Bát Giới cũng không có, nhưng họ luôn giữ được hòa khí cho một tập thể chung. Nếu có gặp nhiều phong ba bão táp, khó khăn đến đâu chỉ cần sự nhẫn nại và bình tĩnh của Sa Tăng là có thể duy trì được sự tồn tại của cả một tập thể.
Ưu và khuyết điểm trong tính cách Sa Tăng
Những người ôn hòa như Sa Tăng rất mong muốn sự ổn định trong cuộc sống. Họ tìm cách để có thể thích ứng được với mỗi người trong tập thể.
Thế nhưng, nếu như quá cường điệu sự hòa thuận thì trên thực tế sẽ tạo nên sự thiệt thòi. Kiểu người ôn hòa như Sa Tăng thì luôn không muốn đem những chuyện không vui ra bàn luận muốn che đậy những chuyện không hay. Nhằm duy trì hòa bình, những người này có thể cố tình che đi chân tướng của sự việc.
Sa Tăng cũng như vậy, ông có rất nhiều ưu điểm của một người yêu thích sự hòa bình. Thế nhưng, nếu như vận dụng không đúng lúc thì những ưu điểm của tính cách trên sẽ trở thành những khuyết điểm khiến người khác ghét bỏ. Ví dụ:
1. Nói chuyện khiêm tốn là một ưu điểm nhưng nếu như khiêm tốn quá mức thì sẽ là trốn tránh xung đột, không giải quyết được vấn đề.
2. Thích giúp đỡ người khác, đó là một thói quen tốt. Thế nhưng không biết cách để từ chối những yêu cầu vô lý thì sẽ là người phải chịu thiệt thòi.
3. Tính cách thích yên bình là một ưu điểm tốt nhưng nếu như quá ỷ lại vào điều đó thì số biến bản thân thành lười biếng, không biết gì đến thế sự.
4. Những người ôn hòa thường an phận thủ thường, không hề tạo rắc rối cho mọi người trong tập thể nhưng không phân biệt rạch ròi ngay thẳng, không tình nguyện nhận trách nhiệm về mình, ngại va chạm với nguy hiểm, cũng không sẵn sàng tiếp nhận chỉ trích của người khác. Cho nên họ thích lý làm theo ý trời, không biết cách làm thay đổi cục diện khó khăn.
Làm việc hòa thuận với Đường Tăng
Nếu là một thành viên trong tập thể. những người ôn hòa như Sa Tăng hoàn toàn có thể nhận được sự ủng hộ của Đường Tăng. Đối với việc Sa Tăng luôn ung dung tự tại thì Đường Tăng của tính cách cầu toàn cũng cho là nên hoan nghênh.
Có một vấn đề nên nhìn thẳng là Đường Tăng của hình tượng cầu toàn, cầu tiến luôn muốn đi tìm mọi hình ảnh trác việt, còn xem xét từ những khuyết điểm của người ôn hòa thì khuynh hướng hoàn thiện là không có ý nghĩa. Còn xem xét từ góc độ của người cầu tiến thì những lo lắng và suy nghĩ của những người yêu hòa bình lại làm cho họ cảm thấy phiền phức. Bởi vì đặc điểm tính cách của người cầu tiến là họ luôn có lý tưởng và phấn đấu cho lý tưởng đó. Ngược lại, hình tượng của những người ôn hòa lại luôn khiến người khác nhụt chí.
Hiện tại vấn đề là, trước một hình tượng Đường Tăng cầu tiến thì những người ôn hòa như Sa Hòa Thượng nên có cách ứng xử như thế nào ? Dưới đây là một số kiến nghị có thể giúp đỡ thêm cho người yêu hòa bình:
1. Cũng giống với những người thuộc hình tượng mạnh mẽ, những người cầu tiến luôn xem công việc là trọng tâm. Thế nhưng, phong cách của hai nhóm người này hoàn toàn không giống nhau. Họ luôn hy vọng những người ôn hòa sẽ đủ dũng cảm để cổ vũ ý chí bản thân, khiến cho bản thân ngày càng trở nên tích cực.
2. Đặc điểm của những người ôn hòa là thích yên tĩnh, hòa bình. Đó là điều làm cho nhân duyên của họ được tốt đẹp nhưng cũng khiến họ mất hết tinh thần khi đối đầu với công việc. Cho nên, khi đứng trước hình tượng người hoàn mỹ như Đường Tăng thì người yêu hòa bình nên nghiêm túc một chút.
3. Khi những người cầu tiến làm việc, rất thích tất cả đều phải có kế hoạch cụ thể. Nếu như bạn có thể đảm nhiệm công việc có tiêu chuẩn cao, nếu làm việc đều có kế hoạch, chăm chỉ làm từng bước một, đồng thời nghiêm túc khi làm từng việc một. Như vậy bạn sẽ nhận được sự tán thưởng của những người hoàn mỹ, cải thiện quan hệ bạn bè theo chiều hướng tốt.
4. Khi muốn đề xuất hay đưa ra ý kiến đối với người cầu tiến thì giọng nói cần nghiêm túc, cụ thể, có bằng chứng thực tế. Vì thế, trước khi nói chuyện cần làm tốt công tác chuẩn bị, tốt nhất là nên viết những số liệu ra sách, đồng thời phải chú ý nói vào trọng tâm của vấn đề.
5. Lúc người cầu tiến đang nói chuyện, họ sẽ cùng một lúc cung cấp rất nhiều thông tin quan trọng. Bạn sẽ cảm thấy không có hứng thú để nghe những chuyện như vậy. Thế nhưng, bạn phải nhẫn nại để nghe, tích cực tham gia bàn luận. Còn nếu như bạn chỉ giả vờ như đang lắng nghe họ nói thi bạn sẽ nhanh chóng bị phát hiện hoặc giao tiếp không hiệu quả.
Làm việc hòa thuận với Tôn Ngộ Không
Do có sự khác biệt về đặc điểm tính cách, nên giữa người có tính cách mạnh mẽ - Ngộ Không và người có tính cách ôn hòa - Sa Tăng có mối quan hệ không tốt nếu không muốn nói là căng thẳng.
Những góp ý dưới đây có thể giúp cho Sa Tăng xây dựng được mối quan hệ hiệu quả hơn trong công việc với Ngộ Không.
1. Tập trung chú ý nhiều hơn cho công việc.
2. Tăng tốc nhịp điệu làm việc để thích ứng với phong cách làm việc của những người sôi nổi, có phản ứng nhanh nhạy đối với thông tin. Một khi có thể hợp tác mật thiết với họ là bạn có thể thắt chặt được mối quan hệ giữa hai bên.
3. Luôn thể hiện mình là người tràn đầy nhiệt huyết trong công việc cũng như cuộc sống.
4. Kiềm chế cảm xúc, đồng thời nên tỏ ra lạnh nhạt hoặc bất cần.
5. Học cách xây dựng mục tiêu công việc, mục tiêu này vừa mang tính lâu dài vừa thiết thực.
6. Chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung giao tiếp, khi nói tập trung vào chủ đề chính.
7. Nuôi dưỡng dũng khí dám nói thẳng nói chật.
8. Có thái độ chuẩn bị, thái độ cầu thị và tư duy chặt chẽ để trao đổi công việc.
9. Tránh những tranh giành trực diện với những người có tính cách mạnh mẽ, mặt khác cần phải tích cực dùng những biện pháp khéo léo để thuyết phục họ.
Làm việc hòa thuận với Trư Bát Giới
Bát Giới thích sôi nổi, sốt sắng thái quá. Với những người có tính cách như Sa Tăng, thì họ luôn cảm thấy khó hiểu. Ngược lại những người sôi nổi cũng thấy khó chịu với tác phong chậm chạp, lề mề của người ôn hòa. Người sôi nổi luôn có vô số ý tưởng mới mẽ, nghĩ đến đâu nói đến đó, nói đến đâu làm đến đó. Trong khi đó, người có tính cách ôn hòa luôn rụt rè, nhút nhát, người khác không có cách nào làm cho họ phấn chấn lên được.
Để có thể giúp cho những người ôn hòa như Sa Tăng và người sôi nổi như Trư Bát Giới cải tạo tốt được quan hệ làm việc, dưới dây xin đưa ra một số biện pháp để khắc phục:
1. Bạn cần phải tăng tốc để có thể thích ứng với kiểu làm việc này. Bao gồm: Tăng tốc cách thức, cách nói chuyện, hành động, tận dụng thời gian, kịp thời xử lý vấn đề, biết cách phân tích xử lý với nhiều thông tin.
2. Những người sôi nổi khó nhẫn nại để làm việc với khoảng thời gian dài. Vì thế, bạn cần có sự chuẩn bị tốt về tư tưởng để đưa ra những biện pháp tích cực thực hiện.
3. Bọn nên học cách đi lại nhanh nhẹn, nói năng lưu toát. Tóm lại, dù là những cử chỉ nhỏ như gật đầu, lắc tay cũng phải thể hiệu rõ phong cách nhanh nhẹn.
4. Để đạt hiệu quả tốt trong quá trình giao tiếp, bạn nên tập cho mình tính tích cực. Người sôi nổi khi nói chuyện thường tỏ ra rất bốc đồng. Bạn cũng nên học cách nói chuyện thẳng thắn, không nên rụt rè quá mức, không vòng vo.
5. Người sôi nổi rất thích tự mình xác định phương hướng để phấn đấu, thích căn cứ vào phương hướng bản thân để làm việc. Thế nhưng, khi tiến hành làm việc thì lại theo kiểu “đầu voi đuôi chuột” hay “cành nho lá to”. Một mặt bạn nên tập trung làm tốt một việc gì đó, ngoài ra, có thể chú ý đến những vấn đề khác vẫn thuộc trong trách nhiệm của bạn.
Lời khuyên cuối cùng
1. Có phương pháp để bồi dưỡng lòng nhiệt tình của bản thân. Trong con mắt bạn bè, khuyết điểm tệ nhất của những người ôn hòa là luôn tỏ ra không có nhiệt tình đối với bất kỳ việc gì. Họ không đủ tự tin với tất cả mọi mục tiêu. Nếu khi nói chuyện, người sôi nổi như một đám lửa hừng hực, còn người ôn hòa lại như một đám lửa tàn, thần bí, bao dung. Người ôn hòa có lẽ cũng có những mục tiêu của bản thân. Thế nhưng nếu như chúng ta không giúp họ phát triển nó thì họ cũng để mục tiêu bị quên lãng.
2. Không nên có thái độ được chăng hay chớ: Biểu hiện chủ yếu nhất của người ôn hòa là lề mề, chậm chạp. Kỳ thực mà nói, những người cầu tiến luôn có kế hoạch tốt cho công việc, luôn hy vọng dù là một việc nhỏ cũng đều được chuẩn bị thật tốt, không để tại khuyết điểm. Người ôn hòa không như vậy bởi vì họ không muốn làm. Cho nên họ luôn tỏ ra được chăng hay chớ, nên khó tiến bộ.
3. Cần mở rộng lòng mình, thể hiện bản thân: Những người ôn hòa khá cẩn thận nên họ rất ít khi lộ diện. Như vậy, càng giúp họ tránh được rất nhiều phiền phức, khiến quan hệ của họ với đối thủ vẫn luôn tốt đẹp. Nên đối với những người ôn hòa, bạn cần thể hiện bản thân, dũng cảm nói lên những mong muốn và suy nghĩ của bản thân để có thêm nhiều cơ hội thăng tiến.
4. Cần phải có chính kiến: Trong cuộc sống tập thể và xã hội, người ôn hòa luôn để cho người khác quyết định thay bản thân mình. Họ không thể tự quyết định điều gì cho bản thân, chỉ có thể làm theo quyết định của người khác mà thôi. Họ luôn cho rằng khi mình không tự quyết định vấn đề gì thì sẽ không phải chịu trách nhiệm trước vấn đề đó. Thế nhưng, nếu cuộc sống mà không có chính kiến thì bạn làm sao đứng vững, làm sao đường đường chính chính mà làm một con người thực sự?
5. Tự khích lệ bản thân: Dũng cảm đương đầu với công việc, làm cho bản thân mỗi ngày có thêm những thay đổi mới và tốt đẹp.
( Source : TÂY DU @ KÝ - TG : Thành Quân Ức - DG : Hoàng Ngọc Cương - Lê Thị Hương )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét