Đường Tăng |
Theo đuổi sự cầu toàn là một điểm quan trọng mà Đường Tăng ưu tiên suy xét, lời răn mình của ông là: “Việc đáng làm thì phải làm cho tốt”. Tốc độ không nhanh giống như Tôn Ngộ Không nên điều mà Đường Tăng lưu tân là chất lượng và sự toàn mỹ. Điều này gần giống như là theo đuổi sự hà khắc khiến cho Đường Tăng của mẫu người cầu toàn sẽ trở thành mọi người sâu sắc, trở thành tính toán và trí tuệ của tập thể đi lấy Kinh. Trong xã hội hiện thực cũng như vậy, nếu không có kiểu cầu toàn thì xã hội nhân loại sẽ chìm trong sự bận rộn mà mãi mãi không tiến bộ được.
Ưu và khuyết điểm trong tính cách Đường Tăng
Theo đuổi sự cầu toàn là một điểm quan trọng mà Đường Tăng ưu tiên suy xét, lời răn mình của ông là: “Việc đáng làm thì phải làm cho tốt” Tốc độ không nhanh giống như Tôn Ngộ Không nên điều mà Đường Tăng lưu tâm là chất lượng và sự hoàn mỹ. Điều này gần giống như là theo đuổi sự hà khắc, khiến cho Đường Tăng của mẫu người cầu toàn sẽ trở thành một người sâu sắc, trở thành linh hồn và trí tuệ của tập thể đi lấy Kinh. Trong xã hội hiện thực cũng như vậy, nếu không có kiểu cầu toàn thì xã hội sẽ chìm trong sự bận rộn mà mãi mãi không tiến bộ được.
Giống như Đường Tăng, những người cầu toàn có nhiều tính cách ưu điểm đáng được ghi nhận. Thế nhưng, nếu vận dụng không thích đáng thì những ưu điểm đó sẽ biến thành những khuyết điểm khiến người khác chán ghét. Ví dụ như:
1. Người cầu toàn có một tinh thần vì lý tưởng và hy sinh bản thân. Song nếu những sự hy sinh đó không cần thiết thì sự thể hiện của người cầu toàn hầu như là đi theo khuynh hướng tự ngược đãi bản thân.
2. Quá theo đuổi sự cầu toàn thì sẽ biến thành một kiểu chủ nghĩa cầu toàn. Người theo chủ nghĩa cầu toàn không chỉ yêu cầu nghiêm khắc với bản thân, mà họ cũng quen với việc tạo mục tiêu cho người khác. Cho dù là bạn có làm việc xuất sắc ra sao thì họ vẫn luôn không hài lòng. Cùng làm việc với kiểu người này sẽ khiến nhiều người khác mất hứng.
3. Tín điều công việc của kiểu người cầu toàn là: “Dục tốc thì bất đạt”. Họ thích nghiên cứu vấn đề và thực hiện kế hoạch, chú trọng tới sự hoàn hảo của từng chi tiết. Nhưng do quá cẩn thận nên họ trở thành nhu nhược, thiếu quyết đoán, làm lỡ thời cơ hoặc là gây nên hiểu lầm.
4. Kiểu người cầu toàn làm việc có tình có lý. Thế nhưng, họ quá nhấn mạnh đến tình lý và trình tự công việc nên rất dễ mắc vào bệnh quan liêu.
Làm việc hòa thuận với Tôn Ngộ Không
Làm một người cầu toàn, thực ra Đường Tăng hoàn toàn có thể dựa vào sức hấp dẫn trong tính cách của mình để giành được sự ủng hộ của Tôn Ngộ Không. Đối với một Đường Tăng có tinh thần vô tư dâng hiến và thái độ giải quyết công việc khách quan như vậy thì Tôn Ngộ Không mạnh mẽ nên tán thưởng Đường Tăng.
Đường Tăng nên nhìn thẳng vào một vấn đề, đó là việc đi đứng, ăn nói và quyết sách của Tôn Ngộ Không mạnh mẽ và nhanh chóng. Trong cách nhìn nhận chậm chạp hay suy xét của người cầu toàn thì có lúc họ sẽ không kịp phản ứng với nhịp độ công việc nhanh như vậy. Cũng giống như thế, đối với người mạnh mẽ, sự chậm chạp hay suy xét của người cầu toàn cũng sẽ khiến họ cảm thấy không thoải mái, như lửa đốt trong lòng, bởi vì họ quen với việc nói là nói, làm là làm.
Vấn đề bây giờ là trước một Tôn Ngộ Không mạnh mẽ thì rốt cuộc Đường Tăng cầu toàn nên phải làm sao ? Hãy xem những kiến nghị dưới đây:
1. Điều chỉnh nhịp điệu công việc nhanh hơn thì kiểu người cầu toàn mới có thể phù hợp với công việc của những người bạn mạnh mẽ, và như thế sẽ hình thành một sự kết hợp ngầm. Bao gồm: điều chỉnh tăng tốc độ đi đứng, nói năng, hành động, tận dụng thời gian, đưa ra quyết định một cách dứt khoát kịp thời xử lý vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ theo thời gian, có phản ứng nhạy bén với tin tức.
2. Nên tập trung tinh lực vào những việc quan trọng nhất, chứ không nên xoay quanh vấn đề chi tiết hay lý luận.
3. Người cầu toàn nên thẳng thắn trao đổi, thực tế trong trình bày.
4. Người cầu toàn chỉ cần hiểu vấn đề ở tầm vĩ mô, còn phương thức hành động cụ thể thì nên để cho những người mạnh mẽ tự do phát huy.
5. Người cầu toàn nên thể hiện rõ chủ trương của mình. Nếu thái độ của mọi người đều quá mơ hồ thì rất khó trao đổi thành công.
Làm việc hòa thuận với Trư Bát Giới
Người sôi nổi thường làm việc lộn xộn, họ muốn nói cái gì thì nói, muốn làm cái gì thì làm, với họ vui vẻ là quan trọng. Còn người cầu toàn thì lại nhấn mạnh đến công việc, trách nhiệm và tiêu chuẩn, khiến cho người sôi nổi ham chơi cảm thấy mất hứng thú.
Những kiến nghị dưới đây có thể giúp Đường Tăng cầu toàn tạo được mối quan hệ công việc hữu hiệu hơn với Trư Bát Giới sôi nổi:
1. Nếu bạn là người cầu toàn thì tốt nhất bạn nên có thái độ tự do và thoải mái để tăng thêm mối liên hệ với những người sôi nổi.
2. Người sôi nổi thường có những ý nghĩ kỳ lạ, vì thế người cầu toàn cần thiết phải đưa ra phản ứng nhạy bén với cách nghĩ của họ, việc đi đứng, nói năng và hành động nên nhanh hơn, có trọng tâm, tận dụng thời gian để thích ứng với nhịp điệu của họ.
3. Người cầu toàn nên hiểu và thông cảm, chứ không nên phản ứng gay gắt với họ.
4. Hầu như người sôi nổi luôn có tinh lực dồi dào, họ không thích nhìn dáng vẻ yếu đuối của người khác. Đó là một đặc điểm mà người cầu toàn nên chú ý, nên chăng, người cầu toàn nhanh nhẹn hơn trong đi đứng, nói năng, hành động, duy trì thần thái tươi vui.
5. Người cầu toàn cũng nên ăn nói mạnh bạo chứ không nên ngập ngừng ấp úng, không nên quá lựa chọn cách nói quanh co và thử lòng người khác. Giao tiếp phải có trọng tâm, tránh cách nói vòng vo.
6. Người sôi nổi rất vui vẻ khi được biểu dương, đặc biệt ở nơi công cộng. Vì thế nên hài lòng với thành công của họ.
7. Người sôi nổi là người dí dỏm nhất trong tập thể, họ cũng là người thích cười nhất. Ví thế hãy nên nhìn nhận đặc điểm này của họ, để cho bầu không khí thêm vui vẻ đồng thời tạo nên tình hữu nghị giữa bạn và những người đồng sự sôi nổi.
Làm việc hòa thuận với Sa Ngộ Tĩnh
Người ôn hòa được xem là những nhà mô phạm luôn tuân thủ kỷ luật công việc, là cơ sở của một tổ chức tập thể ổn định. Làm thành viên trong một tập thể sôi nổi, thực ra Sa Tăng hoàn toàn có thể giành được sự ủng hộ của Đường Tăng. Đường Tăng và Sa Tăng đều chậm chạp, phối hợp khá hài hòa. Với phong cách hành vi điềm tĩnh tự tại. nhẫn nại của Sa Tăng thì Đường Tăng nên tán thành.
Vấn đề mà Đường Tăng nên biết là Sa Tăng thích đóng vai của một người tốt. Trong cách nhìn nhận chú trọng tới nhân phẩm của người cầu toàn thì đó là kiểu người làm việc nhân nhượng, che giấu sự thực. Và giống như thế, đối với người ôn hòa thì sự nhạy bén và nghiêm túc của người cầu toàn sẽ khiến cho họ cảm thay khó hiểu. Bởi vì người ôn hòa thường quá nhấn mạnh đến sự hài hòa trong quan hệ xã giao, họ không muốn đưa sự việc không hay ra luận bàn, không chịu kiên định thể hiện lập trường của mình, họ sợ xung đột liên tiếp xảy ra. Còn người cầu toàn lại rất thích suy xét vấn đề, do đó họ tỏ ra nghi ngờ với những người ôn hòa.
Để giúp cho Đường Tăng cầu toàn và Sa Tăng ôn hòa tạo được mối quan hệ công việc tốt, dưới dây sẽ đưa ra vài kiến nghị như sau:
1. Nếu bạn muốn đạt được tình hữu nghị với họ thì bạn nên dùng cách ứng xử bình đẳng, hài hòa, nhiệt tình vừa phải mà chân thành đối xử với họ.
2. Để ứng xử tốt với người ôn hòa thì người cầu toàn nên chú trọng hơn tới nhân tố tình cảm - quan tâm tới tình cảm của họ, và cũng nên chú ý thể hiện tình cảm của mình. Khi chuyện trò, phải nhìn thẳng vào đối phương, suy xét hàm nghĩa trong lời nói và nụ cười của đối phương, đồng thời cần phải sử dụng ngữ khí uyển chuyển, cười để thể hiện thiện ý của mình, đồng thời còn có thể sử dụng dáng điệu để biểu đạt tình cảm cho phong phú hơn.
3. Chân thành lắng nghe ý kiến của họ chính là một cách thể hiện lòng quan tâm đến họ. Ngoài ra, còn nên nhìn nhận những cống hiến của họ, mặc dù họ sống khá nội tâm, nhưng họ rất thích người khác biểu dương họ. Khi họ chịu một sự áp lực tinh thần nào đó mà nếu bạn có thể kịp thời ra tay giúp đỡ họ thì họ cũng rất cảm kích với thiện chí của bạn.
4. Bạn nên tạo cho họ một môi trường làm việc ít tính thay đổi nhất. Nếu bạn có thể giúp người ôn hòa hiểu rõ được vị trí sự nỗ lực và trình tự công việc mà họ đảm nhiệm thì họ sẽ thể hiện rất xuất sắc.
5. Khi cần thiết có thể mời người ôn hòa phát biểu ý kiến về những việc có ảnh hưởng thiết thực đến lợi ích con người, bởi vì họ thích có người trưng cầu ý kiến của họ.
6. Chỉ cần bạn tự nguyện bớt thời gian giúp họ lập ra kế hoạch và giải thích những điểm tốt nên làm sẽ khiến cho họ hoàn thành công việc tốt hơn. Họ rất cần sự tác động của bạn.
Lời khuyên cuối cùng
1. Coi trọng thái độ tích cực. Người cầu toàn đa tài đa nghệ, nhưng họ rất dễ uất ức. Họ thường ghi nhớ mặt trái của sự việc, họ dễ bị suy sụp, tình cảm dễ bị tổn thương. Người cầu toàn cần phải nhận thức rằng, sự vật luôn có tính hai mặt, mặt tích cực và mặt tiêu cực, chỉ cần nhấn mạnh nhân tố tích cực của sự việc thì có thể khiến cho tâm tính họ vui vẻ hơn, tình hình dần được thay đổi.
2. Học cách tự thừa nhận bản thân. Ngươi cầu toàn thích tự mình đánh giá, do khuynh hướng tiêu cực bẩm sinh nên họ đánh giá rất nghiêm khắc chính bản thân mình. Họ thích sự khẳng định và khen ngợi của người khác, tuy vậy họ có thể hiện sự phản đối sau đó. Sở dĩ người cầu toàn có hiện tượng tâm lý này là vì trên thực tế họ thiếu cảm giác an toàn. Trong các kiểu tính cách, người cầu toàn là có tiềm năng giành được thành công nhất, nhưng sự bất an về tầm lý lại rất dễ khiến họ nảy ra ý nghĩ tự phủ định mình nên thường dẫn đến uổng phí công sức.
3. Không nên lề mề. “Vạn sự khởi đầu nan”. Đối với những người cầu toàn câu thành ngữ này rất chính xác. Họ thường có ý thức việc tránh mở đầu việc thực hiện một kế hoạch nào đó hay thích làm một việc nào đó mà tập trung nguồn vốn lớn vì họ sợ thất bại. Chỉ vì như thế nên có nhiều công việc bị dây dưa kéo dài mãi. Bởi vậy mà người cầu toàn cần phải nghĩ cách để bản thân có thể đưa ra quyết định một cách dứt khoát.
4. Nới rộng tiêu chuẩn đánh giá. Cho dù là đối với con người hay đối với công việc, người khác hay đối với bản thân mình thì tiêu chuẩn của người cầu toàn thường là khá cao. Đặc trưng tính cách này không chỉ mang đến cho bản thân họ nhiều điều đáng tiếc mà còn mang đến những “bóng mờ” trong quan hệ xã giao. Thậm chí có người đã công kích rằng, những tiêu chuẩn cao đó mà áp đặt cho mọi người chính là một khuyết điểm của tính cách. Vì vậy, người cầu toàn nên ghi nhớ, phàm là việc gì cũng không nên yêu cầu quá đáng, thế sự khó được tận thiện tận mỹ, mở rộng tiêu chuẩn đánh giá một cách thích đáng thì họ sẽ lập tức có được một thế giới rộng lớn mênh mông và mới đẹp.
5. Hướng dẫn người khác một cách khéo léo. Chỉ có như vậy bạn mới có thể không gặp phải những tình huống phản cảm, và giúp cho bạn bè của bạn giành được những điều tốt đẹp trong nhân sinh và nghề nghiệp.
( Source : TÂY DU @ KÝ - TG : Thành Quân Ức - DG : Hoàng Ngọc Cương - Lê Thị Hương )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét