Nỗi sợ hãi này có thể coi là di sản vật chất hay xã hội cũng được. Nếu nói về cội nguồn thì tôi dám khẳng định là nó gắn chặt với sợ tuổi già và cái chết - hai sứ giả của những kinh hoàng thuộc thế giới bên kia mà thực ra con người không hiểu biết gì mặc dù từ nhỏ đã được nhồi nhét đủ mọi chuyện. Hiện tượng này phổ biến đến nỗi nhiều người qua đường rao bán cẩm nang sức khỏe và cùng lúc duy trì nỗi sợ hãi cái chết.
Nhìn chung, con người sợ ốm đau bệnh tật là do những nỗi sợ hãi đã truyền vào nhận thức của anh ta trước đây, và do sợ các hậu quả có thể về kinh tế.
Một thầy thuốc có tiếng đã phát hiện ra rằng 75% số người đến khám bệnh là do . . . bệnh tưởng. Đã chứng minh được rằng cứ sợ ốm đau bệnh tật, cho dù chỉ là nỗi sợ vớ vẩn nhất, cũng đem lại những triệu chứng thực sự về bệnh mà người đó sợ. Nhận thức của con người mạnh như vậy đó! Cả trong xây dựng sáng tạo, cả trong phá phách.
Lợi dụng điểm yếu này của con người, không ít người bán thuốc có chứng chỉ đã kiếm được tài sản không nhỏ. Ngu phí này tăng nhanh trong những thập kỷ gần đây, đến mức một tạp chí phổ biến đã vận động một chiến dịch chống lại những kẻ bán các loại thuốc trường sinh càn rỡ nhất.
Thí nghiệm mà chúng tôi tiến hành cách đây không lâu chứng tỏ có thể thôi miên bệnh tật cho con người. Ba người lần lượt hỏi các ônạn nhânằ được chọn cùng một câu hỏi sau: Có vấn đề gì vậy? Trông bạn kém lắm. Lần đầu, câu hỏi chỉ gợi một nụ cười hồn nhiên: ồ không, mọi việc đều bình thườngằ. Lần thứ hai, câu trả lời thường là: tôi cũng không rõ, nhưng đúng là tôi cảm thấy mình không khoẻ. Còn đến lần thứ ba thì người được hỏi trả lời thẳng là anh ta ốm.
Bạn đừng cười, mà hãy thử với ai đó trong số người quen của mình mà xem. Chỉ có điều đừng cố quá, nếu không họ có thể ốm thật đấy! Nhân đây, tôi biết là cũng có những giáo phái trả thù kẻ thù của mình bằng cách như chúng tôi đã làm, chỉ khác là lặp đi lặp lại sáu lần (phương pháp hecsaedra). Đương nhiên, họ gọi đó là bỏ bùa.
Có những bằng chứng kỳ lạ chứng tỏ bệnh tật bắt đầu từ những ý nghĩ xấu. ý nghĩ xấu có thể do ám thị, cũng có thể tự sinh ra trong nhận thức của con người.
Vì thế hãy làm theo tấm gương của một nhà thông thái, thông thái hơn ta thoạt tưởng nhiều khi ta nghe ông nói những lời sau: Khi ai đó hỏi tôi là tôi thấy trong người thế nào, bao giờ tôi cũng muốn đấm vào giữa mõm anh ta một quả. Các bác sỹ thường khuyên bệnh nhân của mình thay đổi khí hậu (trongmột khoảng thời gian nào đó), ngụ ý thay đổi hoàn cảnh. Thành phần sợ bệnh tật luôn tồn tại trong nhận thức của mỗi người. Những yếu tố khác như lo âu, sợ sệt, thất tình và không may trong công việc hoài thai ra nó và cho nó ra đời.
Những thất bại trong tình yêu và công việc đứng ở vị trí khá cao trong danh sách này. . . Một chàng trai đau khổ vì tình yêu bất hạnh của mình đến nỗi rơi vào bệnh viện.
Suốt một tháng trời anh ta ở trong tình trạng giữa cuộc sống và cái chết. Cuối cùng người ta mời bác sỹ chuyên về thần kinh đến. Việc đầu tiên là bác sỹ thay hộ lý bằng một người phụ nữ trẻ đẹp đầy quyến rũ. Theo thỏa thuận với bác sỹ, ngay từ ngày đầu tiên cô bắt đầu làm tình với chàng trai của chúng ta, và sau ba tuần người ta đã cho anh xuất viện, với một căn bệnh hoàn toàn khác: anh lại yêu. Cú lừa này đã trở thành liều thuốc, nhưng kết quả là sau đó hai người đã cưới nhau.
SỢ BỆNH TẬT: BẢY TRIỆU CHỨNG
01. Tự kỷ ám thị - tìm kiếm và đinh ninh rằng mình có những triệu chứng của tất cả các loại bệnh tật trên đời, thưởng thức các loại bệnh tật tự tưởng tượng ra và tin rằng chúng có thật; thích mua đủ các loại thuốc men (mà mọi người đều bảo là hiệu nghiệm lắm!); thường xuyên bàn tán về chuyện mổ xẻ, tai nạn . . .; tự mình thử nghiệm các chế độ ăn kiêng, tập thể dục, gầy đi không có sự kiểm soát của bác sỹ; sử dụng các loại thuốc men tự chế hoặc của bọn bịp bợm.
02. Bệnh tưởng - thói quen nói và tập trung vào các loại bệnh tật, gần như hứng thú chờ đợi nó sẽ đến, và rốt cuộc là căng thẳng thần kinh (stress). Không loại thuốc nào từ bất cứ một loại chai lọ nào (kể cả cái bình của ông già Khốt-ta-bít) có thể chữa được loại bệnh này. Bệnh tưởng phát sinh từ những ý nghĩ tồi tệ, và không gì chữa được nó ngoài những ý nghĩ tốt đẹp. Người ta bảo rằng bệnh tưởng làm hại sức khỏe ngang chính bệnh tật thật sự. Thưa Bà, Bà có vấn đề gì? - Thần kinh tôi yếu. Thông thường thì thần kinh của bà này gần ngang ngựa chiến.
03. Uể oải. Nỗi sợ ốm thường hay ngăn cản người ta tập thể dục, và kết quả là thừa trọng lượng gây ra ngại cử động, chỉ quanh quẩn trong nhà.
04. Mẫn cảm. Nỗi sợ bệnh tật làm cho cơ thể mất sức kháng cự và tạo mọi điều kiện để ngã bệnh. Sợ bệnh tật có thể gắn chặt với sợ nghèo đói, đặc biệt là đối với những người hay bệnh tưởng vì họ luôn luôn lo lắng về việc mình phải trả tiền chữa bệnh. Mà những người này tốn rất nhiều thời gian để chuẩn bị chờ đón bệnh tật. Mà còn có cả cái chết nữa chứ - họ cũng cần phải đề cập đến nó, phải dành dụm để trả tiền chỗ ở nghĩa địa và làm tang lễ. . .
05. Ốm vờ - tính hay gợi sự thông cảm và thương hại của người khác bằng cách sử dụng căn bệnh tự tưởng tượng ra làm mồi nhử (người ta cũng dùng mẹo này để tránh phải làm việc); giả vờ ốm để bao biện cho tính lười biếng hoặc thiếu tham vọng của mình.
06. Sự vô độ - thói quen dùng rượu hoặc ma tuý để thoát khỏi đau đầu, thần kinh . . . thay vì khắc phục nguyên nhân.
07. Quá lo âu - thích đọc tài liệu y học và các loại sách vở quảng cáo thuốc men, và tự nhiên trở nên lo âu, sợ mắc bệnh.
( Source : Napoleon Hill - Think and grow rich - Suy nghĩ và làm giàu )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét