Ads 468x60px

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Sợ phê phán : Bảy triệu chứng

Không ai nói được cụ thể từ đâu ra nỗi sợ hãi này của con người, nhưng có một điều chắc chắn - nó tồn tại trong ta và rất phát triển. Cũng có thể, sợ phê phán là do một phần bản chất của con người chẳng những muốn cướp thức ăn và tài sản của người thân, mà còn biện bạch cho những hành vi của mình bằng sự phê phán tính cách của người bị cướp. Ai còn lạ gì, kẻ trộm thì hay nói xấu người bị chúng lấy cắp, còn các nhà chính trị, muốn giành thắng lợi trong bầu cử, chẳng những khoe với thế giới những phẩm chất và trình độ riêng của mình, mà còn bôi nhọ đối phương nữa.


Hãy nhìn xem, các nhà sản xuất quần áo lớn lợi dụng nỗi sợ hãi bị phê phán mới nhanh làm sao! Mùa nào cũng thay rất nhiều chi tiết trên những thứ ta mặc. Nhưng ai là người đặt mốt? Tất nhiên không phải người mua, mà là người sản xuất quần áo. Cần gì thay kiểu nhiều như thế? Câu trả lời rất rõ ràng: để bán được nhiều hơn. Hay ôtô cũng vậy. Mùa nào cũng ra mác mới, mốt mới. Và ít ai mạo hiểm ngồi vào chiếc ôtô đã lỗi thời.

Những gì chúng tôi vừa mô tả tất nhiên chỉ là điều vụn vặt. Bây giờ ta hãy nghiên cứu hành vi của con người dưới tác động của nỗi sợ hãi bị phê phán trong những hoàn cảnh đáng kể hơn. Ví dụ, ta hãy lấy một người bất kỳ ở độ tuổi trưởng thành về trí tuệ (thông thường đó là độ tuổi 35- 40), và nếu bạn biết đọc những ý nghĩ thầm kín của anh ta, bạn sẽ phát hiện ra rằng anh ta hoàn toàn không tin vào những câu chuyện mà linh mục vẫn kể cho anh ta nghe khi anh ta còn bé. Vậy tại sao một người sống trong thời đại văn minh của chúng ta lại ngại nói thẳng về những điều mình không tin? à, là bởi vì anh ta sợ bị phê phán! Bởi vì không ít đàn ông và đàn bà đã từng bị hỏa thiêu trên giàn lửa chỉ vì họ dám nghi ngờ sự tồn tại của những bóng ma. Vì thế, chẳng có gì lạ khi chúng ta thừa hưởng kho tàng nhận thức thiên về sợ hãi. Nói cho cùng thì cái thời mà cứ có ý phê phán là sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc cũng chưa cách xa thời chúng ta là mấy. ở một số nước đến tận ngày nay vẫn còn những hiện tượng như vậy.

Nỗi sợ hãi bị phê phán giết chết sáng kiến, phá vỡ sức mạnh tưởng tượng, hạn chế cá tính, làm con người mất tự tin và gây hại cho anh ta trong nhiều trường hợp khác. Vâng . . . Sự phê phán của cha mẹ rất hay để lại những vết thương không bao giờ lành cho con người. Mẹ một người bạn thưở thiếu thời của tôi giã nó (theo đúng nghĩa đen của từ này!), tức là giáo dục con bằng chày, ngày nào cũng đánh, và lần nào cũng kết thúc hành lễ bằng tuyên bố sau: Ôi, nhà tù nó nhớ mày quá rồi đấy, mày trước hai mươi tuổi thể nào cũng vào tù.Và thế là cậu này rơi vào trại cải tạo năm. . . 17 tuổi.

Phê phán - đó là dạng dịch vụ rất sẵn. Mỗi một người trong số chúng ta đã nhận được không biết bao nhiêu món quà không mất tiền này! Và họ hàng nữa chứ (đặc biệt là những người gần gũi nhất)! Tôi cho rằng những cha mẹ nào dùng phê phán để nuôi dạy con cái và tạo ra cho con mình mặc cảm kém giá trị đội lốt người, phải liệt vào hàng tội phạm (bởi vì đây là loại tội ác xấu xa nhất!). Những người làm công tác quản lý hiểu bản chất con người không phải bằng phê phán mà bằng quan hệ mang tính xây dựng vận dụng được tất cả những gì tốt đẹp nhất ở nhân viên dưới quyền. Những người làm cha làm mẹ cũng có thể đạt được những kết quả như vậy. Phê phán đem lại cho trái tim cảm giác tầm thường kém cỏi hoặc giận dỗi. Chứ không phải lòng biết ơn. Chứ không phải tình yêu.

SỢ PHÊ PHÁN: BẢY TRIỆU CHỨNG

Nỗi sợ hãi này cũng tổng hợp như nỗi sợ nghèo đói, và hậu quả của nó cũng tai hại cho cá nhân con người như vậy bởi vì sợ phê phán sẽ giết chết sáng kiến và làm cho những cố gắng của trí tưởng tượng trở nên vô nghĩa. Những triệu chứng chủ yếu là:

01. Rụt rè e ngại - thường thể hiện ở sự lúng túng, bẳn gắt trong khi nói chuyện hoặc khi gặp người lạ, động tác lóng ngóng, mắt không dám nhìn thẳng.

02. Mất cân bằng - không kìm chế được giọng nói của mình, cáu kỉnh trước mặt người khác, phong thái diện mạo và trí nhớ kém.

03. Cá tính yếu - thiếu cứng rắn khi quyết định, thiếu sự hấp dẫn và kỹ năng giải thích rõ ràng ngắn gọn; có thói quen ôhẹn rày hẹn maiằ; đồng ý ngay với ý kiến của người khác.

04. Giá trị tầm thường - thích võ mồm; thói quen dùng những từ đao to búa lớn để gây ấn tượng (mà thường là không hiểu ý nghĩa thật sự của những từ này); bắt chước phong cách nói chung, đặc biệt là phong cách ăn mặc và nói năng; thích bịa, chủ yếu là về đề tài thành công của mình. Những người dạng này thường ra vẻ tự tin.

05. Đua đòi - cố để bằng người, không khỏi dẫn đến việc chi tiêu nhiều hơn thu nhập.

06. Thiếu sáng kiến - không biết vận dụng mọi khả năng để tự vận động; sợ phát biểu quan điểm và không tin vào những tư tưởng của mình; né tránh trong khi phải trả lời; ngôn ngữ và điệu bộ vụng về; dối trá.

07. Thiếu tự tôn - cả tâm hồn lẫn thể xác đều lười; quyết định chậm chạp, không biết cách và không muốn tự khẳng định; thích nói xấu sau lưng và nịnh trước mặt; không dám chiếm đấu với những thất bại, dễ dàng từ bỏ sự nghiệp ngay khi mới xuất hiện những dấu hiệu đối lập đầu tiên từ bên ngoài; nghi ngờ vô căn cứ; nói chuyện thiếu lịch thiệp; không muốn công nhận khuyết điểm của mình.

( Source : Napoleon Hill - Think and grow rich - Suy nghĩ và làm giàu )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét