Ads 468x60px

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Thiên Thứ hai - Tác chiến

Tôn tử nói: Nguyên tắc chung khi dụng binh tác chiến là khi phải huy động chiến xa nghìn chiếc, xe tải nặng nghìn chiếc, quân đội mười vạn, vận lương đi xa nghìn dặm, thì tình huống đó, chi phí ở tiền phương và hậu phương, chi phí đãi khách khứa sứ thần, bảo dưỡng và bổ sung tiêu phí nghìn vàng thì mới có thể cho mười vạn quân xuất chinh được. 

Dùng một đạo quân khổng lồ như thế để tác chiến thì đòi hỏi phải thắng nhanh. Nếu kéo dài thời gian, quân đội sẽ mệt mỏi, nhuệ khí sẽ suy giảm; tấn công thành trì sẽ hao hết sức chiến đấu, quân đội tác chiến ở ngoài lâu có thể làm nền tài chính của quốc gia gặp khó khăn. Nếu quân đội mỏi mệt, nhuệ khí suy giảm thì lúc đó cho dù là người tài giỏi sáng suốt đến đâu cũng không thể cứu vãn tình thế được. Cho nên dùng binh đánh giặc, chỉ nghe nói trong tốc thắng có những thiếu sót vụng về chứ không bao giờ có việc kéo dài mà lợi cho quốc gia cả. 

Cho nên người không hiểu biết chỗ hại khi dụng binh thì không thể hiểu được chỗ lợi trong dụng binh. người giỏi dụng binh, lính mãn ngũ không gọi lại, lương thực không vận tải quá 3 lần, quân nhu lấy tại nước mình, lương thực giải quyết tại nước địch. Được vậy thì lương thảo cấp dưỡng cho quân đội sẽ được thoả mãn. Sở dĩ quốc gia phải nghèo vì dụng binh là do vận tải lương thực đi quá xa. Vận tải lượng thực xa, bá tánh sẽ nghèo. Chung quanh nơi quân đội tập kết, vật giá sẽ cao vọt bất thường. Vật giá cao vọt sẽ làm cho tiền tài của bách tính khô kiệt. Tiền tài khô kiệt tất phải gấp rút thu thêm thuế. Sức mạnh tiêu hao hết, tiền tài khô kiệt, trong nước khắp đồng quê nhà nhà đều trống rỗng. Bách tính thì tiền tài 10 phần hao bẩy, quốc gia thì xe hỏng ngựa mỏi mười phần hết sáu. 

Cho nên tướng soái giỏi lấy lương thực ở nước địch. Ăn 1 chung gạo ở nước địch bằng 20 chung gạo ở nước nhà. Dùng 1 thạch cỏ ở nước địch bằng 20 thạch cỏ ở nước nhà. Muốn quân hăng hái giết địch phải làm quân biết hận địch. Cướp của địch mà thưởng cho quân nhà. Đánh bằng xe, cướp được hơn 10 cái thì thưởng cho người đầu tiên cướp được. Bỏ cờ xe địch, cắm cờ quân nhà mà dùng chung với xe nhà. Đãi tù binh tử tế thì thắng địch mà làm quân nhà thêm mạnh. Thế nên dụng binh cốt thắng, không cốt kéo dài. 

Tướng soái giỏi dụng binh là thần hộ mệnh của dân, là người giữ sự an nguy cho quốc gia.


II. Waging War 

1. Sun Tzu said: In the operations of war, where there are in the field a thousand swift chariots, as many heavy chariots, and a hundred thousand mail-clad soldiers, with provisions enough to carrythem a thousand li, the expenditure at home and at the front, including entertainment of guests, small items such as glue and paint, and sums spent on chariots and armor, will reach the total of a thousand ounces of silver per day. Such is the cost of raising an army of 100,000 men. 

2. When you engage in actual fighting, if victory is long in coming, then men's weapons will grow dull and their ardor will be damped. If you lay siege to a town, you will exhaust your strength. 

3. Again, if the campaign is protracted, the resources of the State will not be equal to the strain. 

4. Now, when your weapons are dulled, your ardor damped, your strength exhausted and your treasure spent, other chieftains will spring up to take advantage of your extremity. Then no man, however wise, will be able to avert the consequences that must ensue. 

5. Thus, though we have heard of stupid haste in war, cleverness has never been seen associated with long delays. 

6. There is no instance of a country having benefited from prolonged warfare. 

7. It is only one who is thoroughly acquainted with the evils of war that can thoroughly understand the profitable way of carrying it on. 

8. The skillful soldier does not raise a second levy, neither are his supply-wagons loaded more than twice. 

9. Bring war material with you from home, but forage on the enemy. Thus the army will have food enough for its needs. 

10. Poverty of the State exchequer causes an army to be maintained by contributions from a distance. Contributing to maintain an army at a distance causes the people to be impoverished. 

11. On the other hand, the proximity of an army causes prices to go up; and high prices cause the people's substance to be drained away. 

12. When their substance is drained away, the peasantry will be afflicted by heavy exactions. 

13,14. With this loss of substance and exhaustion of strength, the homes of the people will be stripped bare, and three-tenths of their income will be dissipated; while government expenses for broken chariots, worn-out horses, breast-plates and helmets, bows and arrows, spears and shields, protective mantles, draught-oxen and heavy wagons, will amount to four-tenths of its total revenue. 

15. Hence a wise general makes a point of foraging on the enemy. One cartload of the enemy's provisions is equivalent to twenty of one's own, and likewise a single picul of his provender is equivalent to twenty from one's own store. 

16. Now in order to kill the enemy, our men must be roused to anger; that there may be advantage from defeating the enemy, they must have their rewards. 

17. Therefore in chariot fighting, when ten or more chariots have been taken, those should be rewarded who took the first. Our own flags should be substituted for those of the enemy, and the chariots mingled and used in conjunction with ours. The captured soldiers should be kindly treated and kept. 

18. This is called, using the conquered foe to augment one's own strength. 

19. In war, then, let your great object be victory, not lengthy campaigns. 

20. Thus it may be known that the leader of armies is the arbiter of the people's fate, the man on whom it depends whether the nation shall be in peace or in peril.


02《孫子兵法》作戰篇第二                作戰篇

孫子曰:凡用兵之法,馳車千駟,革車千乘,帶甲十萬,千里饋糧,
則內外之費,賓客之用,膠漆之材,車甲之奉,日費千金,然後十萬
之師舉矣。
其用戰也貴勝,久則鈍兵挫銳,攻城則力屈,久暴師則國用不足。
夫鈍兵挫銳,屈力殫貨,則諸侯乘其弊而起,雖有智者,不能善其後矣。
故兵聞拙速,未睹巧之久也。夫兵久而國利者,未之有也。
故不盡知用兵之害者,則不能盡知用兵之利也。
善用兵者,役不再籍,糧不三載﹔
取用於國,因糧於敵,故軍食可足也。
國之貧於師者遠輸,遠輸則百姓貧。
近師者貴賣,貴賣則百姓竭,財竭則急於丘役。
力屈、財殫,中原內虛於家。
百姓之費,十去其七﹔公家之費:破軍罷馬,甲冑矢弩,戟盾蔽櫓,丘牛大車,十去其六。
故智將務食於敵。
食敵一鐘,當吾二十鐘﹔
箕桿一石,當吾二十石。
故殺敵者,怒也﹔取敵之利者,貨也。故車戰,得車十乘已上,賞其
先得者,而更其旌旗,車雜而乘之,卒善而養之,是謂勝敵而益強。
故兵貴勝,不貴久。
故知兵之將,民之司命,國家安危之主也。

0 nhận xét:

Đăng nhận xét