Ads 468x60px

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Thiên Thứ nhất - Kế Sách

Tôn tử nói : Chiến tranh là đại sự của quốc gia, quan hệ tới việc sống chết của nhân dân, sự mất còn của nhà nước, không thể không khảo sát nghiên cứu cho thật kỹ. Cho nên, phải dựa vào năm mặt sau đây mà phân tích, nghiên cứu, so sánh các điều kiện tốt xấu giữa hai bên đối địch, để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiến tranh: 
  1. Một là Đạo, 
  2. Hai là Thiên, 
  3. Ba là Địa, 
  4. Bốn là Tướng, 
  5. Năm là Pháp. 


Đạo là chỉ việc chính trị, đạo nghĩa, phải làm cho nguyện vọng của dân chúng và vua nhất trí với nhau, đồng tâm đồng đức. Có như vậy, trong chiến tranh mới có thể bảo nhân dân vì vua mà chết, vì vua mà sống, không sợ hiểm nguy. Thiên là thiên thời, nói về ngày đêm, trời râm trời nắng, trời lạnh trời nóng, tức tình trạng về khí hậu thời tiết. Địa là địa lợi, nói về đường sá xa gần, địa thế hiểm yếu hay bằng phẳng, khu vực tác chiến rộng hẹp, địa hình phải chăng có lợi cho tiến công, phòng thủ, tiến tới, thối lui. Tướng là tướng soái, tức nói về tài trí, uy tín, lòng nhân ái, lòng can đảm, sự uy nghiêm của người tướng. Pháp là pháp chế, nói về tình trạng tổ chức, biên chế, sự quy định về hiệu lệnh chỉ huy, sự phân chia chức quyền của tướng tá, sự cung ứng vật tư cho quân đội và chế độ quản lý... Tình huống về năm mặt nói trên, người tướng soái không thể không biết. Chỉ khi nào hiểu rõ và nắm chặt được những tình huống đó thì mới có thể giành được sự thắng lợi. Không thật sự hiểu rõ và nắm chắc được thì không thể đắc thắng. Cho nên phải từ bảy mặt sau mà tính toán, so sánh những điều kiện đôi bên giữa địch và ta để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiến tranh. 

Tức là phải xem xét: 
  1. Vua bên nào có nền chính trị được lòng dân hơn? 
  2. Tướng soái bên nào có tài năng hơn? 
  3. Thiên thời địa lợi bên nào tốt hơn? 
  4. Pháp lệnh bên nào được quán triệt hơn? 
  5. Thực lực quân đội bên nào mạnh hơn? 
  6. Binh sỹ bên nào được huấn luyện thành thục hơn? 
  7. Thưởng phạt bên nào nghiêm minh hơn?
Căn cứ vào những điều đó, ta có thể tính toán mà biết trước được ai thắng ai thua. Nếu chịu nghe mưu kế của ta, để cho ta chỉ huy tác chiến thì chiến tranh có thể thắng lợi, ta sẽ ở lại; Nếu không chịu nghe mưu kế của ta, cho dù có dùng ta để chỉ huy tác chiến, chiến tranh tất nhiên bị thất bại, ta sẽ rời đi (nguyên tác"Tướng thinh ngã kế, dụng chi tất thắng, lưu chi; tướng bất thinh ngã kế, dụng chi tất bại, khứ chi") Nếu kế sách có lợi và được chấp thuận, còn phải tìm cách tạo ra tình thế có lợi để làm điều kiện phụ trợ bên ngoài cho việc tiến hành chiến tranh. Thế, tức là căn cứ vào tình huống phải chăng có lợi để mà có hành động tương ứng. Dùng binh đánh giặc là hành động dối trá (nguyên tác "Binh giả, quỷ đạo giã" là câu cửa miệng rất nổi tiếng của các vị trí tướng). 

Thông thường, nếu có thể tấn công thì giả như không thể tấn công, muốn đánh như giả như không muốn đánh, muốn hành động ở gần nhưng giả như muốn hành động ở xa, muốn hành động ở xa nhưng lại giả như muốn hành động ở gần. Lấy lợi mà dụ kẻ tham, chiến thắng kẻ loạn, phòng bị kẻ có thực lực, tránh kẻ thù mạnh, khiêu khích kẻ hay giận dữ. Địch khinh thường thì làm chúng thêm kiêu, địch nhàn hạ thì làm chúng vất vả, địch đoàn kết thì làm chúng ly tán. 

Tấn công kẻ thù lúc chúng không phòng bị, hành động khi chúng không ngờ tới (nguyên tác "Công kỳ vô bị, xuất kỳ bất ý") Tất cả những điều nói trên đều là sự khôn khéo để thủ thắng của nhà quân sự, nhưng lại không thể quy định trước một cách máy móc. Phàm trước khi khai chiến, đoán được thắng là do tính toán đầy đủ.Trước khi khai chiến mà đoán không thắng là do tính toán không chu đáo. Tính nhiều hơn tính ít, huống hồ không tính toán gì. Quan sát đủ các mặt đó, ai thắng ai bại có thể đoán trước được.


I. Laying Plans 

1. Sun Tzu said: The art of war is of vital importance to the State. 

2. It is a matter of life and death, a road either to safety or to ruin. Hence it is a subject of inquiry which can on no account be neglected. 

3. The art of war, then, is governed by five constant factors, to be taken into account in one's deliberations, when seeking to determine the conditions obtaining in the field. 

4. These are: (1) The Moral Law; (2) Heaven; (3) Earth; (4) The Commander; (5) Method and discipline. 

5,6. The Moral Law causes the people to be in complete accord with their ruler, so that they will follow him regardless of their lives, undismayed by any danger. 

7. Heaven signifies night and day, cold and heat, times and seasons. 

8. Earth comprises distances, great and small; danger and security; open ground and narrow passes; the chances of life and death. 

9. The Commander stands for the virtues of wisdom, sincerely, benevolence, courage and strictness. 

10. By method and discipline are to be understood the marshaling of the army in its proper subdivisions, the graduations of rank among the officers, the maintenance of roads by which supplies may reach the army, and the control of military expenditure. 

11. These five heads should be familiar to every general: he who knows them will be victorious; he who knows them not will fail. 

12. Therefore, in your deliberations, when seeking to determine the military conditions, let them be made the basis of a comparison, in this wise:-- 

13. (1) Which of the two sovereigns is imbued with the Moral law? (2) Which of the two generals has most ability? (3) With whom lie the advantages derived from Heaven and Earth? (4) On which side is discipline most rigorously enforced? (5) Which army is stronger? (6) On which side are officers and men more highly trained? (7) In which army is there the greater constancy both in reward and punishment? 

14. By means of these seven considerations I can forecast victory or defeat. 

15. The general that hearkens to my counsel and acts upon it, will conquer: let such a one be retained in command! The general that hearkens not to my counsel nor acts upon it, will suffer defeat:--let such a one be dismissed! 

16. While heading the profit of my counsel, avail yourself also of any helpful circumstances over and beyond the ordinary rules. 

17. According as circumstances are favorable, one should modify one's plans. 

18. All warfare is based on deception. 

19. Hence, when able to attack, we must seem unable; when using our forces, we must seem inactive; when we are near, we must make the enemy believe we are far away; when far away, we must make him believe we are near. 

20. Hold out baits to entice the enemy. Feign disorder, and crush him. 

21. If he is secure at all points, be prepared for him. If he is in superior strength, evade him. 

22. If your opponent is of choleric temper, seek to irritate him. Pretend to be weak, that he may grow arrogant. 

23. If he is taking his ease, give him no rest. If his forces are united, separate them. 

24. Attack him where he is unprepared, appear where you are not expected. 

25. These military devices, leading to victory, must not be divulged beforehand. 

26. Now the general who wins a battle makes many calculations in his temple ere the battle is fought. The general who loses a battle makes but few calculations beforehand. Thus do many calculations lead to victory, and few calculations to defeat: how much more no calculation at all! It is by attention to this point that I can foresee who is likely to win or lose.


01《孫子兵法》計篇第一                  計篇


孫子曰:兵者,國之大事,死生之地,存亡之道,不可不察也。
故經之以五,校之以計,而索其情:
一曰道,
二曰天,
三曰地,
四曰將,
五曰法。

道者,令民於上衕意者也,可與之死,可與之生,民不詭也。
天者,陰陽、寒暑、時制也。
地者,高下、遠近、險易、廣狹、死生也。
將者,智、信、仁、勇、嚴也。
法者,曲制、官道、主用也。
凡此五者,將莫不聞,知之者勝,不知之者不勝。
故校之以計,而索其情。
曰:主孰有道?
將孰有能?
天地孰得?
法令孰行?
兵眾孰強?
士卒孰練?
賞罰孰明?
吾以此知勝負矣。
將聽吾計,用之必勝,留之﹔
將不聽吾計,用之必敗,去之。
計利以聽,乃為之勢,以佐其外。勢者,因利而制權也。
兵者,詭道也。故能而示之不能,用而示之不用,近而示之遠,遠而示之近。
利而誘之,亂而取之,實而備之,強而避之,怒而撓之,
卑而驕之,佚而勞之,親而離之,攻其不備,出其不意。
此兵家之勝,不可先傳也。
夫未戰而廟算勝者,得算多也﹔
未戰而廟算不勝者,得算少也。

多算勝,少算不勝,而況無算乎!吾以此觀之,勝負見矣。

0 nhận xét:

Đăng nhận xét