Ads 468x60px

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Thiên Thứ Mười hai - Hoả Công

Tôn Tử nói: Có năm cách đánh bằng lửa:

-Thứ nhất là đốt dinh trại để giết người;
-Thứ hai là đốt lương thảo tích trữ;
-Thứ ba là đốt xe cộ ; 
-Thứ tư là kho lẫm ; 
-Thứ năm là đốt đội ngũ để làm giặc rối loạn.

Muốn dùng hoả công, phải có nhân duyên, các hoả khí phải cụu bị sẵn sàng.

Muốn phóng hoả phải chờ thời tiết, muốn châm lửa phải chọn ngày.


Thời tiết thuận lợi là khí trời nắng ráo.

Ngày thuận lơị là ngày mà mặt trăng ở lại trong các sao Cơ, bích, Dực,Chẩn. Những ngày mặt trăng ở lại bốn sao ấy là những ngày nổi gió. 

Khi dùng hoả công, phải biết ứng biến tuỳ theo năm trường hợp phóng hoả : 

-Lửa cháy ở bên trong thì gấp tiếp ứng ở bên ngoài ;
-Lửa cháy rồi nhưng binh địch vẫn yên lặng, hãy chờ xem mà chớ vội đánh ; 
-Khi lửa cháy to, vào được thì vào, không vào được thì thôi ;
- Lửa đã cháy được ở ngoài, thì không cần nội ứng, lựa dịp thuận lợi mà đánh vào.
-Lửa cháy ở trên luồng gió thì chớ ở dưới luồng gió đánh lên.
-Ban ngày có gió nhiều,thì ban đêm không có gió.

Nhà binh phải biết năm trường hợp phát hỏa ấy và phải tính toán ngày giờ,phương hướng để mà giữ gìn.

Dùng lửa để trợ giúp vào sự tấn công thì sáng sủa dễ thấy,dùng nước để trợ giúp vào sự tấn công thì được mạnh thế hơn. Nước có thể dung để ngăn chặn, chớ không thể dùng để chiếm đoạt.

Đánh thì thắng, giành thì lấy được,mà không tưởng thưởng công lao của sĩ tốt, đó là một điều nguy hại, như thế chỉ ở lại đất địch tiêu phí tiền một cách vô ích. Cho nên Vua sáng phải lo tính điều ấy, tướng tài phải sắt đặt việc ấy .

Không thấy lợi thì đừng dấy binh, không nguy khốn thì đừng đánh.

Nhà vua không nên vì giận giữ mà dấy binh, tướng không nên vì oán hờn mả gây chiến. thấy có ích lợi cho nước nhà thì dấy binh,không thấy ích lợi thì thôi.

Đã giận có thể mừng trở lại, đã hờn có thể vui trở lại ; nước mất rồi thì khó lấy lại người chết rồi thì không thể sống lại.

Cho nên vua sáng phải cẩn thận về việc ấy, tướng tài phải cảnh giác về điều ấy, đó là phép yêu nước, giữ binh được vẹn toàn.


XII. The Attack by Fire 

1. Sun Tzu said: There are five ways of attacking with fire. The first is to burn soldiers in their camp; the second is to burn stores; the third is to burn baggage trains; the fourth is to burn arsenalsand magazines; the fifth is to hurl dropping fire amongst the enemy. 

2. In order to carry out an attack, we must have means available. The material for raising fire should always be kept in readiness. 

3. There is a proper season for making attacks with fire, and special days for starting a conflagration. 

4. The proper season is when the weather is very dry; the special days are those when the moon is in the constellations of the Sieve, the Wall, the Wing or the Cross-bar; for these four are all days of rising wind. 

5. In attacking with fire, one should be prepared to meet five possible developments: 

6. (1) When fire breaks out inside to enemy's camp, respond at once with an attack from without. 

7. (2) If there is an outbreak of fire, but the enemy's soldiers remain quiet, bide your time and do not attack. 

8. (3) When the force of the flames has reached its height, follow it up with an attack, if that is practicable; if not, stay where you are. 

9. (4) If it is possible to make an assault with fire from without, do not wait for it to break out within, but deliver your attack at a favorable moment. 

10. (5) When you start a fire, be to windward of it. Do not attack from the leeward. 

11. A wind that rises in the daytime lasts long, but a night breeze soon falls. 

12. In every army, the five developments connected with fire must be known, the movements of the stars calculated, and a watch kept for the proper days. 

13. Hence those who use fire as an aid to the attack show intelligence; those who use water as an aid to the attack gain an accession of strength. 

14. By means of water, an enemy may be intercepted, but not robbed of all his belongings. 

15. Unhappy is the fate of one who tries to win his battles and succeed in his attacks without cultivating the spirit of enterprise; for the result is waste of time and general stagnation. 

16. Hence the saying: The enlightened ruler lays his plans well ahead; the good general cultivates his resources. 

17. Move not unless you see an advantage; use not your troops unless there is something to be gained; fight not unless the position is critical. 

18. No ruler should put troops into the field merely to gratify his own spleen; no general should fight a battle simply out of pique. 

19. If it is to your advantage, make a forward move; if not, stay where you are. 

20. Anger may in time change to gladness; vexation may be succeeded by content. 

21. But a kingdom that has once been destroyed can never come again into being; nor can the dead ever be brought back to life. 

22. Hence the enlightened ruler is heedful, and the good general full of caution. This is the way to keep a country at peace and an army intact.


12《孫子兵法》火攻篇第十二               火攻篇

孫子曰:凡火攻有五:一曰火人,二曰火積,三曰火輜,四曰火庫,
五曰火隊。行火必有因,煙火必素具。發火有時,起火有日。時者,
天之燥也。日者,月在萁、壁、翼、軫也。凡此四宿者,風起之日也
凡火攻,必因五火之變而應之。火發於內,則早應之於外。火發而其
兵靜者,待而勿攻。極其火力,可從而從之,不可從而止。火可發於
外,無待於內,以時發之。火發上風,無攻下風。晝風久,夜風止。
凡軍必知有五火之變,以數守之。
故以火佐攻者明,以水佐攻者強。水可以絕,不可以奪。
夫戰勝攻取,而不修其功者凶,命曰“費留"。故曰:明主慮之,良
將修之。非利不動,非得不用,非危不戰。主不可以怒而興師,將不
可以慍而緻戰。合於利而動,不合於利而止。怒可以復喜,慍可以復
悅,亡國不可以復存,死者不可以復生。故明君慎之,良將警之。此
安國全軍之道也。

0 nhận xét:

Đăng nhận xét