Ads 468x60px

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Chương 04 : Những niềm tin của ta - Sức mạnh xây dựng và Sức mạnh hủy hoại

"Suy nghĩ của chúng ta như thể bức màn che của tinh thần, nó chứa đựng tất cả niềm tin mà chúng ta diển tả trong cuộc sống" - ANTONIO MACHADO
Chúng ta thường bị cám dỗ cho rằng các hoàn cảnh điều khiển cuộc sống chúng ta và môi trường đã dệt nên con người chúng ta hôm nay. Không có gì sai lạc bằng. Không phải hoàn cảnh dệt nên đời sống chúng ta, mà chính những niềm tin của chúng ta tạo ý nghĩa cho hoàn cảnh.

Cái dệt nên cuộc đời chúng ta hôm nay và ngày mai không phải là hoàn cảnh, mà là ý nghĩa mà chúng ta gán cho các hoàn cảnh mình sống. Niềm tin là cái tạo sự khác biệt giữa một cuộc đời vui tươi cống hiến và một cuộc đời khốn khổ hủy diệt. Niềm tin biến một số người thành anh hùng, đang khi một số khác thành những con người cam phận.
"Thuốc không phải luôn luôn cần thiết, nhưng niềm tin chắc khỏi bệnh là điều luôn luôn cần." -NORMAN COUSINS
Chúng ta cần hiểu rằng niềm tin của chúng ta có khả năng làm chúng ta bị bệnh hay làm chúng ta khoẻ mạnh ngay tức thì. Người ta đã chứng minh rằng niềm tin ảnh hưởng đến hệ miễn nhiễm của chúng ta. Quan trọng hơn cả, niềm tin có thể cho chúng sự dứt khóat hành động, hay có thể làm suy yếu và hủy diệt động lực của chúng ta.

Thế nên, nếu muốn điều khiển đời mình, chúng ta phải ý thức kiểm soát các niềm tin của mình. Và để làm điều này, trước hết chúng ta phải hiểu rõ niềm tin là gì và nó được hình thành như thế nào.

Niềm tin là gì?

Ví dụ đơn sơ giúp bạn dễ hiểu niềm tin là gì. Bạn hãy nghĩ ra một ý tưởng. Bạn có thể nghĩ ra vô số ý tưởng, nhưng bạn không thực sự tin. Chẳng hạn bạn có ý tưởng bạn là một cô gái hấp dẫn. Bạn hãy ngưng lại giây lát và nói trong lòng, "Tôi là một cô gái hấp dẫn". Câu nói này là một ý tưởng hay là một niềm tin còn tùy ở mức độ bạn cảm thấy chắc chắn bao nhiêu khi nói lên câu đó. Nếu bạn nghĩ, "Thực ra tôi không hấp dẫn", thì điều bạn thực sự muốn nói sẽ là, "Tôi không cảm thấy chắc chắn mình hấp dẫn hay không".

Làm thế nào đổi một ý tưởng thành niềm tin? Tôi xin cống hiến bạn một ẩn dụ cho dễ hiểu. Giả sử bạn có thể nghĩ đến một cái mặt bàn không có chân. Nó giúp bạn hiểu tại sao một số ý tưởng không chắc chắn bằng một niềm tin. Không có chân, mặt bàn không thể đứng được. Ngược lại, niềm tin thì có chân. Nếu bạn thật sự tin rằng, "Tôi hấp dẫn", làm thế nào bạn biết là bạn hấp dẫn? Chắc chắn là bạn có những chứng cớ để bênh vực cho ý tưởng của bạn, những kinh nghiệm trong cuộc sống để hổ trợ ý tưởng đó. Những kinh nghiệm đó là những cái chân làm cho mặt bàn của bạn đứng vững, làm cho niềm tin của bạn chắc chắn.

Một khi bạn hiểu được niềm tin là gì, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu xem niềm tin của bạn hình thành như thế nào, cũng như bạn có thể thay đổi nó ra sao.

Trước hết chúng ta có thể phát triển niềm tin của mình về bất kỳ điều gì, chỉ cần chúng ta tìm ra đủ những chân, những kinh nghiệm minh chứng để xây dựng niềm tin ấy. Giả sử bạn có khá nhiều kinh nghiệm trong đời sống, hay bạn quen biết những người đã gặp chua xót trong quan hệ với người khác, bạn có thể hình thành niềm tin rằng con người là xấu xa và nếu có dịp, người ta sẽ lợi dụng bạn. Hay ngược lại, nếu bạn có những kinh nghiệm trong đời để chứng minh cho ý tưởng rằng nếu bạn thực sự quan tâm tới người khác và cư xử tốt với mọi người, thì bạn sẽ có niềm tin này: Con người vốn có tính tốt và sẳn sàng giúp đỡ bạn.

Tất cả những người thành đạt xuất sắc mà tôi có dịp phỏng vấn đều có khả năng làm cho mình cảm thấy chắc chắn sẽ thành công, cho dù trước họ chưa có ai làm được. Họ có khả năng tự tạo ra kinh nghiệm qui chiếu cho mình mà những kinh nghiệm này trước đó chưa từng có hoặc được coi là không thể thực hiện.
"Niềm tin nào trở thành chân lý cho tôi...là niềm tin cho phép tôi sử dụng hết sức lực của mình, dồn hết năng lực của mình vào hành động" -ANDRE GIDE
Những người từng gặp những thất bại trong quá khứ thường dễ tin rằng họ sẽ không thể thành công trong tương lai. Vì thế, do sợ thất bại, họ bắt đầu liên tục suy nghĩ sao cho thật "thực tế". Nhiều người khi phát biểu, "chúng ta phải tỏ ra thực tế", thực ra là họ đang sợ hãi, sợ lại thất bại lần nữa. Vì sợ, họ có những niềm tin làm cho họ do dự, không dám dấn thân và vì thế họ chỉ đạt những kết quả hạn chế.
"Chỉ trong trí tưởng tượng của con người, chân lý mới tìm được sự tồn tại hiểu quả và chắc chắn.Trí tưởng tượng, chứ không phải sự phát minh, mới là ông chủ tuyệt đối của nghệ thuật và của đời sống"-JOSEPH CONRAD
Một thách đố lớn nhất trong đời sống mỗi người là quan niệm thế nào về "thất bại". Cách chúng ta đối phó với những thất bại của đời sống và cách chúng ta xác định nguyên nhân của thất bại sẽ hình thành định mệnh của chúng ta. Đôi khi chúng ta gặp quá nhiều thất bại đau đớn khiến chúng ta bắt đầu tiêm nhiễm xác tín rằng chúng ta chẳng có thể làm gì để cải thiện tình thế được. Chúng ta cảm thấy mọi cố gắng của chúng ta chỉ là uổng công và chúng ta rơi vào tình trạng vô vọng.

Nguyên nhân của tình trạng vô vọng này là do chúng ta nghĩ sự thất bại của chúng ta là cái gì vĩnh viễn, toàn diện và cá nhân.

Nhiều danh nhân trên thế giới đã thành đạt vang dội mặc dù họ cũng gặp vô số những vấn đề và trở ngại to lớn. Họ khác với những người dễ đầu hàng ở chổ họ không coi những khó khăn hay thất bại của họ là vĩnh viễn. Bất kỳ điều gì xảy đến cho cuộc đời bạn, bạn phải có khả năng tin rằng, "chuyện gì cũng sẽ qua đi thôi".

Yếu tố thứ hai tạo khác biệt giũa người thành đạt và người thất bại, đó là người thành đạt thì lạc quan, còn người thất bại thì bi quan và tin rằng vấn đề của mình là toàn diện. Người thành đạt không bao giờ coi một vấn đề là toàn diện, không cho rằng vấn đề đó chi phối toàn diện cuộc sống họ. 

Loại tin tưởng thứ ba thuộc về cá tính. Nếu chúng ta không coi những thất bại như một đòn bẩy để thay đổi phương pháp của mình, mà coi nó như một vấn đề cá nhân, một khuyết điểm thuộc cá tính của mình, thì chúng ta sẽ bị nản lòng ngay.

Những loại tin tưởng tiêu cực đó có thể là những liều thuốc độc giết chết cuộc sống bạn từ từ. Vì thế bạn phải tránh với bất cứ giá nào.

Thay đổi niềm tin thế nào?

Mọi sự phá vỡ bế tắc nơi con người đều bắt đầu với một sự thay đổi niềm tin. Vậy chúng ta thay đổi thế nào? Phương pháp hiệu quả nhất là làm cho tâm trí bạn coi niềm tin cũ như là nguyên nhân của những đau khổ lớn. Bạn phải làm sao tin chắc rằng niềm tin đó không chỉ gây đau khổ cho bạn trong quá khứ, mà cả trong hiện tại và có thể trong tương lai nữa. Rồi bạn phải làm cho tâm trí bạn cảm thấy vui sướng với ý nghĩ có một niềm tin mới mãnh liệt. Nên nhớ rằng chúng ta làm bất cứ điều gì cũng nhằm tránh đau khổ hay đạt niềm vui sướng, vì thế, nếu chúng ta tin là điều gì đó gây đau khổ khá lớn, chúng ta sẽ thay đổi được.

Kế đến, hãy tạo sự hoài nghi. Nếu bạn thành thật với chính mình, bạn có nghĩ là có những niềm tin trước kia bạn dùng để tự biện hộ suốt nhiều năm qua, nhưng nay bạn phải bối rối khi nhìn nhận nó? Điều gì xảy ra vậy? Có gì đó làm bạn nghi ngờ: Có thể là một kinh nghiệm mới, có thể là một khuôn mẫu đối lập với niềm tin cũ của bạn. Chúng ta có những kinh nghiệm mới và những kinh nghiệm này khiến chúng ta đặt câu hỏi, cắt đứt những khuôn mẫu niềm tin cũ và bắt đầu làm chúng lung lay.

Kinh nghiệm mới tự nó không tạo nên thay đổi. Kinh nghiệm mới chỉ kích thích sự thay đổi nếu nó làm chúng ta chất vấn các niềm tin của mình. Hãy nhớ rằng, khi chúng ta đã tin điều gì, chúng ta hoàn toàn không chất vấn nó nữa. Nên nếu chúng ta thành thật chất vấn niềm tin của mình là chúng ta không còn cảm thấy tuyệt đối chắc chắn về nó nữa. Nếu chúng ta xem xét kỹ, chúng ta có thể phát hiện ra rằng điều mà chúng ta đã nhiều năm tin tưởng một cách vô thức, chúng ta đã dựa trên những giả định sai lầm.

Nếu bạn chất vấn một điều gì đủ mức, rốt cuộc bạn sẽ bắt đầu nghi ngờ điều ấy,

Chúng ta đã khám phá ra được nhiều điều về niềm tin, nhưng để thực sự làm chủ đời mình, chúng ta phải biết chúng ta đã dùng những niềm tin nào để hướng dẫn cuộc đời mình.

Vậy thì ngay bây giờ, bạn hãy ngưng mọi công việc bạn đang làm và dành cho tâm trí bạn chừng 10 phút sảng khoái. Bạn hãy nghĩ đến tất cả những niềm tin bạn đang có, những niềm tin hiệu quả cũng như những niềm tin vô ích: Những niềm tin nho nhỏ tưởng chừng vô nghĩa lý và những niềm tin to lớn có vẻ tạo nên khác biệt quan trọng.

Bạn hãy viết ra giấy tất cả những niềm tin ấy, rồi tìm cách củng cố những niềm tin hiệu quả và loại bỏ những niềm tin vô ích hay tiêu cực.

Chúng ta tóm lược những điều chúng ta vừa mới học được. Chúng ta thấy rõ nơi con người mình có một sức mạnh cần được chúng ta đánh thức. Sức mạnh ấy bắt đầu bằng khả năng làm những quyết định có ý thức để dệt nên cuộc đời chúng ta. Nhưng có một niềm tin cơ bản mà chúng ta phải khai thác và giải quyết và niềm tin này có thể tìm thấy khi bạn trả lời cho câu hỏi ở chương tiếp theo sau đây...

(Source : Anthony Robbins - Awaken the Giant Within - Đánh thức con người phi thường trong bạn ) 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét