Mục đích của một công việc kinh doanh là tạo ra và giữ khách hàng. Rất nhiều người nói rằng mục đích của một việc kinh doanh là tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, trong khi đó là mục đích của cá nhân người bắt đầu hoặc đầu tư vào công việc kinh doanh, một công việc kinh doanh thực sự là một thực thể tách biệt có mục đích riêng của nó. Trong thực tế, một phương cách hữu hiệu để đạt được mục đích duy trì sự tồn tại của một công việc kinh doanh đó là phải tưởng tượng rằng những người chủ kinh doanh phải xuất hiện trước tòa án hàng năm và bào chữa để được cho phép công việc kinh doanh tiếp tục. Bạn sẽ ngay lập tức thấy rằng “kiếm lời” không phải là tất cả mọi lí do để doanh nghiệp minh chứng sự tiếp tục tồn tại của nó.
Hệ quả thứ nhất của Luật mục đích là
Lợi nhuận là thước đo mức độ thực hiện mục đích của công ty.
Bạn có thể nói rằng việc sáng tạo để phục vụ tốt khách hàng là mục đích chính yếu của một doanh nghiệp bằng cách đơn giản là quan sát phần lớn thời gian và tâm trí của phần lớn những người trong bất kì công ty thành đạt nào đều tập trung vào việc sáng tạo và giữ khách hàng. Mức độ bán hàng và lợi nhuận mà công ty được hưởng là kết quả và thước đo tình hình của tổ chức, và mọi người trong tổ chức, đóng góp vào sự gặt hái của mục đích đó.
Hệ quả thứ hai của Luật Mục đích trong kinh doanh là
Lợi nhuận là giá trị của kinh doanh, giá trị của tương lai.
Rất nhiều người nhầm lẫn về vai trò của lợi nhuận. Một vài người trong số họ cảm thấy rằng, hoặc thậm chí việc theo đuổi lợi nhuận, có cái gì đó giống như “tham lam”. Thực tế đó là lợi nhuận là rất tốt. Chính lợi nhuận đã trả cho mọi thứ. Chính lợi nhuận đã trả lương bổng, thuế khóa, tiền đầu tư vào những sản phẩm và quy trình mới, nghiên cứu và phát triển, và tất cả rất nhiều những công việc thuộc về xây dựng mà công ty có thể làm để phục vụ tốt khách hàng.
Trái ngược với lợi nhuận là thua lỗ. Ở đó có những mất mát, có những cắt giảm trong các hoạt động kinh tế, ít công việc hơn, và thường dẫn đến sự sụp đổ của doanh nghiệp. Ở dâu doanh nghiệp lỗ liên miên, ở đó chẳng có tương lai cho những người làm việc ở đó. Bất kì ai phản đối việc tạo lợi nhuận là đã phản đối lại tương lại của những người phụ thuộc vào doanh nghiệp đó để kiếm kế sinh nhai. Những người này không thể có một tương lai ở một nơi không có lợi nhuận.
Một số người cảm thấy rằng lợi nhuận là quá cao. Tuy nhiên, trong một giai đoạn 80 năm, từ 1920 đến 2000, những công ty lớn nhất ở Mỹ có lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm sấp xỉ 5% mỗi năm. Về tổng chi phí của phần lớn công ty, chi phí về nguyên liệu sản xuất và hàng hóa bán ra không nhiều, gần 85% của tất cả các chi phí đó là lương, tiền thù lao và thưởng. Bất cứ ở đâu một đất nước, hay thậm chí một phần của đất nước, có hiều công ty làm ăn phát đạt, thì ở đó thường có nhiều công việc được trả lương hẫu hĩnh và những cơ hội to lớn cho những người làm những công việc này.
Làm thế nào để áp dụng Luật này ngay lập tức:
Hãy tìm những cơ hội để làm cho công ty bạn được thành công hơn. Khả năng của bạn tác động vào lợi nhuận của công ty là yếu tố quyết định vô cùng quan trọng đối với sự thành công về lâu về dài của bạn. Bạn có biết về cấu trúc giá cả và lợi nhuận của công ty bạn không? Những sản phẩm mang về nhiều lợi nhuận nhất cho bạn là gì? Ai là những khách hàng mang đến cho bạn nhiều lợi nhuận nhất? Bạn có ảnh hưởng như thế nào đến nguồn tiền sẽ đi vào công ty?
Hãy xác định những khu vực mà bạn có thể góp phần tạo ra và giữ những khách hàng mới. Tìm kiếm cơ hội để phát triển và đẩy mạnh những sản phẩm và dịch vụ mới. Tìm cách xây dựng niềm tin lớn hơn đối với những khách hàng hiện tại của bạn. Làm một việc gì đó hàng ngày để tăng khả năng của công ty bạn trong việc tạo ra và giữ khách hàng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét