Ads 468x60px

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

73. Luật Đàm phán thương lượng phổ thông

Mọi thứ đều có thể thương lượng được.

Tất cả giá cả và điều khoản đều được đặt ra bởi một ai đó. Vì thế chúng có thể được thay đổi bởi ai đó. Điều này không có nghĩa là chúng sẽ được thay đổi, nhưng nó có nghĩa là luôn luôn có cơ hội để thay đổi. Khi bạn bắt đầu nhìn vào cuộc đời như là một quá trình thương lượng rộng mở dài dằng dặc, bạn sẽ thấy rằng hầu như tất cả mọi tình huống chứa đựng các yếu tố mà bạn có thể thương lượng để cải tiến các điều khoản cho bản thân bạn và cho những người khác.


Hệ quả thứ nhất của Luật này là

Giá cả là sự đoán biết tốt nhất ước lượng những gì khách hàng sẽ trả.

Điều này có nghĩa là hỏi giá cả chỉ có quan hệ rất lỏng lẻo với sự thật khách quan. Chi phí cho sản xuất và tiếp thị một sản phẩm hay dịch vụ thường có rất ít mối liên hệ với giá cả được đặt lên nó. Giá cả là một sự tùy hứng và chỉ phản ánh ý kiến của một ai đó về những gì thị trường sẽ chấp nhận tại thời điểm đó.

Hệ quả thứ hai của Luật này là

Mọi giá cả được đặt ra bởi ai đó vì thế có thể được thay đổi bởi ai đó.

Hãy để tôi đưa ra cho bạn một ví dụ về hệ quả này. Một ngày nọ, tôi vào một cửa hàng bán quần áo nam giới đắt tiền. Lúc đó là tháng Hai, đã sắp hết mùa đông. Tôi nhìn thấy một chiếc áo bành tô làm bằng len casơmia rất đẹp, có giá 500 đô la nhưng đã được giảm xuống còn 350 đô la và được bày bán một cách rất nổi bật. Tôi hỏi người bán hàng xem liệu anh ta có thể bán chiếc áo đó với giá 250 đô la không.

Người bán hàng hơi bị sốc một chút. Anh ta nói với tôi là không thể. Chưa có ai đã từng thương lượng về giá cả trong loại cửa hàng như thế này. Những gì được viết trong nhãn giá là giá của chiếc áo và không được phép thay đổi.

Tôi nhận ra ngay rằng tôi đang nói chuyện với một người không có quyền thương lượng. Và người giám đốc đi ra ngoài ăn trưa. Vì vậy tôi viết số tiền 250 đô vào danh thiếp của tôi một cách rất lịch sự và nhở người bán hàng đưa cho giám đốc của anh ta khi ông trả quay trở lại. Tôi nói rằng giá chào của tôi sẽ có hiệu lực cho đến 3 giờ chiều hôm đó. Sau đó tôi quay trở về văn phòng của mình.

Lúc 2h.30 chiều, chuông điện thoại reo và một người thư kí rất ngạc nhiên nói với tôi rằng anh ta đã gặp giám đốc của mình, và giám đốc của anh ta đã đồng ý chấp nhận giá 250 đô la cho chiếc áo bành tô. Thậm chí người thư kí bán hàng cũng rất ngạc nhiên bởi vì anh ta chưa bao giờ có khái niệm rằng “mọi thứ đều có thể thương lượng được.”

Đừng có để cho những giá cả được viết sẵn dọa dẫm bạn, hoặc là trên biển hiệu hoặc trong thư từ hay hợp đồng. Giả định rằng chúng được viết bằng bút chì và có thể tẩy xóa một cách dễ dàng và được thay thế bằng một mức giá nào đó có lợi cho bạn. Điều quan trọng là phải yêu cầu.

Làm thế nào bạn có thể áp dụng Luật này ngay lập tức:

Hãy bắt đầu ngay ngày hôm nay yêu cầu những mức giá hay điều khoản tốt hơn, bất chấp ban đầu bạn được đưa đến điều gì. Lý do chính yếu mà người ta không yêu cầu những điều khoản tốt hơn đó là sự e sợ vô thức về sự từ chối mà tất cả chúng ta đều có. Và cách thức duy nhất để chào đón một sự sợ hãi là đối mặt với nó – làm những việc bạn sợ cho đến khi sự sợ hãi đó ra đi.

Hãy xem việc yêu cầu giá cả tốt hơn là một trò chơi. Yêu cầu một cách lịch sự, hỏi một cách ấm áp và thân thiện, hỏi một cách tích cực, hỏi một cách hy vọng, và hỏi một cách tự tin. Nhưng hãy đảm bảo rằng bạn phải hỏi. Bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra rằng mọi người sẽ rất nhanh cải thiện những điều khoản cho bạn nếu bạn yêu cầu.

( Source : Brian Tracy - 100 Quy luật bất biến để thành công trong kinh doanh )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét