Có câu chuyện tương tự : Một cậu bé đọc được thông tin về Charlie Parker[2] hoặc Jimi Hendrix[3], hoặc Charles Bukowski[4] và quyết định rằng tấm gương thi vị nhưng không hoàn thiện của họ sẽ giúp cậu ta được phép và/hoặc được tha thứ khi dành một hoặc hai thập kỷ tới chìm đắm trong đống nôn mửa của chính mình.
Tất nhiên, càng ngày bạn càng chứng kiến nhiều nạn nhân của sự ngớ ngẩn này. Càng nhiều lần họ phải tàn phá cuộc đời mình. Càng tỏ ra thảm hại. Và càng ít công trình đáng chú ý để trưng ra sau tất cả những ‘‘trải nghiệm tuyệt vời’’ và ‘‘nhận thức đặc biệt’’ đó.
Người nghệ sĩ càng thông minh và tài năng thì càng ít khả năng chọn con đường này. Chắc chắn rồi, có thể lúc còn ngựa non háu đá anh ta sẽ loạng quạng đôi chút, nhưng rồi sẽ tiếp bước nhanh hơn đa số mọi người.
Nhưng cậu bé kia nghĩ tất cả nằm ở tài năng ; còn anh ta thì nghĩ tất cả nằm ở ‘‘tiềm năng’’. Anh ta đánh giá thấp vai trò của thời gian, kỷ luật, và sự bền bỉ. Chắc chắn rồi, giống như Bukowski và những người khác, cái gì cũng có ngoại lệ cả. Nhưng đấy là lý do tại sao khi còn trẻ chúng ta lại thích nghe chuyện về họ. Bởi vì đấy là những câu chuyện ngoại lệ. Và bất cứ đứa trẻ nào cũng đều muốn trở thành ngoại lệ khi trong tay chúng có một cây đàn guitar, cây bút viết, cọ vẽ hay ý tưởng kinh doanh mới. Đứa trẻ nào cũng đánh giá thấp khả năng cạnh tranh của mình, và đánh giá quá cao cơ hội của bản thân. Đứa trẻ nào cũng bám chặt lấy ý nghĩ rằng còn có một cách khác để biến ước mơ thành hiện thực mà không cần phải lao động vất vả.
Vậy là các quán bar ở phía tây Hollywood, London, New York tràn ngập những người phó mặc đời mình cho cái hy vọng rồ dại tìm ra một con đường tắt, đường tắt nào cũng được. Thậm chí trong số đó, rất nhiều người không còn trẻ nữa, và kế hoạch B của họ đã bị bia cùng vodka cuốn trôi từ nhiều năm trước. Trong khi đó, sức cạnh tranh của họ nằm lại ở nhà, dần dần tan biến.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét