Ads 468x60px

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Chương 21 - CHÚNG TA HOẶC CHO HOẶC NHẬN


Trong quan hệ lúc nào cũng có người cho và người nhận. Mỗi dạng người là một phát minh cá nhân, và họ thường đạt đến những kết quả khác nhau.

Người cho thường đùa cợt với người khác. Họ thật tự tin ở cương vị người cho, trong khi người nhận luôn ở trạng thái hoang tưởng giữa việc bị xem là người nhận và việc để mất các mối quan hệ.

Vài năm trước, tôi được ưu tiên tham gia cùng viết một cuốn sách có tựa đề Relation SHIFT (Sự chuyển dịch quan hệ). Sách nói về việc quyên góp gây quỹ làm việc từ thiện, và mô tả một sự "chuyển dịch" xảy ra trong một mối quan hệ khi đi từ nhân đến cho.

Chuyển dịch đó là một sự cải tạo có tính toán mà ai cũng có thể thực hiện được. Và dù tôi và đồng tác giả, Michael Bassoff, chỉ bắt đầu vận dụng ý niệm đó vào việc quyên góp, nhưng về sau, tôi nhận ra nó có thể được ứng dụng vào tất cả các mối quan hệ, dù là cá nhân hay trong công tác. Khi ta chuyển dịch từ vai trò người nhận sang vị trí người cho, thì mối quan hệ lúc nào cũng tốt hơn lên.

Khi làm việc với nhân viên bán hàng, tôi luôn ghi nhận những nhân viên xông xáo nhất đều tự xem mình là người nhận. Họ gọi điện xin một cuộc hẹn và xin lỗi vì làm mất thời gian của một ai đó. Rồi họ lại đề nghị xin thêm thời gian gặp mặt khách hàng để giới thiệu sản phẩm. Tại buổi giới thiệu, họ lại nói vòng vo cốt để xin khách hàng một ít tiền.

Đó là một cuộc đời luôn tìm cách nhận. Vì thế nó nhỏ bé và khốn khổ.

Không có gì đáng thất vọng hơn là trong việc quan hệ, mình cảm thấy đã nhận nhiều hơn người kia - tưởng chừng như mình đang là kẻ cắp trong quan hệ đó.

Ban nhạc The Band đã hát về nỗi đau này trong ca khúc của Bob Dylan có tựa đề "Giọt lệ cuồng điên" như sau: "Giọt lệ cuồng điên/ Giọt lệ sầu bi/ Tại sao ta cứ phải luôn là kẻ cắp?"

Hòn đảo bảo vật của việc cho

Tôi rất thích nghiên cứu các quan hệ với khách hàng của nhân viên mại vụ vui tính.

Như Robert Louis Stevenson đã nói, tôi tin tưởng rằng "Mỗi người sống bằng cách bán một thứ gì đó," và bạn có thể học rất nhiều điều từ giới kinh doanh. Chú ý dùm một điều, những nhân viên mại vụ cấp cao không xem mình là người chỉ đi lấy của kẻ khác.

Họ cho để mưu sinh.

Họ cho thời giờ của họ, họ cho những lời khuyên, họ tặng một dịch vụ thân thiện, họ đưa ra một lời quyết tâm về quan hệ chuyên nghiệp ân cần chăm sóc khách hàng. Họ đem đến cho đời một sản phẩm vĩ đại, và tự xem mình có đóng góp vào cuộc sống của khách hàng. Họ tỏa sáng đầy uy lực. Sức lực này có được nhờ ý niệm về cho của họ.

Nathaniel Branden đã nói: "Ý niệm tự thân là định mệnh".

Và như thế, những người cho trong thế giới mua bán cứ ngày một giàu lên. Thế giới tưởng thưởng cho công sức của họ bằng việc đền đáp lại cho họ.

Trong khi đó, những người nhận suy yếu dần do ý tưởng nghèo nàn của họ. Họ luôn tự cảm thấy thấp hèn hơn khách hàng.

Việc chuyển dịch trong cải tạo từ vị trí người nhận sang vị trí người cho là một sự chuyển dịch cần đến hành động. Động tác cho, tự nó đã kích động trước tiên tinh thần, và rồi người cho tự bay vút lên trong cuộc sống mới, cao cả hơn.

Nhiều người đã rất khó khăn khi quyết định cho vì họ đã hiểu nhầm về kết quả của những hành động trước. Họ luôn nhớ lại mình đã thất vọng và bị biến thành nạn nhân. Họ không tin lắm vào hành động cho vì họ nghĩ đã cho rất nhiều và bị cháy túi.

Nhưng họ không hề làm như thế.

Điều mà họ gọi là cho chẳng qua là một hình thức mua bán. Mua bán không thể là cho. Mua bán là một hành động nhắm đến kết quả thu về là cái gì. Một hành động cho thiết thực không hề nhắm đến kết quả thu về. Nó chỉ tập trung vào điều cho. Người cho thường cho không điều kiện, và chuyển ngay sức mạnh tinh thần cho người kế để cho tiếp, vào không bao giờ quay đầu lại.

Những người đã hoàn thành việc cho cảm thấy trong lòng mình đầy tự trọng. Thường thì trước đó, họ đều là những người chỉ biết nhận, nay đã cải tạo lại. Họ không cho để thu về hạnh phúc. Hạnh phúc đã có sẵn nơi đó, chính ngay trong hành động cho.

( Source : Cách làm chủ số phận bạn - Reinventing Yourself - Steve Chandler )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét