Ads 468x60px

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Chương 22 - LÀM SAO THAY ĐỔI MỘT NẠN NHÂN


Câu hỏi phổ biến nhất mà tôi thường nhận được liên quan đến người làm chủ và kẻ nạn nhân là: "Bạn sẽ làm gì nếu trong đời bạn có một nạn nhân?"

Rất nhiều người vẫn muốn biến đổi người khác trước khi họ thay đổi chính mình. Họ vẫn không hiểu được rằng một khi họ đạt vị trí cao trên chiếc thang thân phận thì việc có một người nào đó là nạn nhân không phải là một vấn đề lớn. Có thể đây là một tình huống đáng quan tâm, một cơ hội để ta cho, nhưng đó không phải là một vấn đề lớn.

Bạn sẽ không bao giờ tự cải tạo được mình nếu việc của người khác vẫn làm cho bạn phải đau đầu.

Nếu trong đời bạn, có một nạn nhân nào đó vẫn tiếp tục gây cho bạn những vấn đề về cảm xúc thì chính bạn cũng đã trở thành nạn nhân - một nạn nhân của nạn nhân.

Người ta có thể dễ dàng nhận thấy lối suy nghĩ nạn nhân hóa ở chính vợ mình hoặc ở đồng nghiệp họ. Họ nhanh chóng suy nghĩ: "Đó là vấn đề. Nếu họ không phải là nạn nhân trầm trọng như thế thì tôi dã không phải trải qua nhiều khó khăn để làm chủ thế này".

Sau khi chắc chắn mọi người đều hiểu việc làm chủ không phải để chấn chỉnh người khác, tôi thường đọc cho họ nghe lời nhận xét của Gandhi mà tôi luôn ưa thích: "Gandhi đang nhắn nhủ xem việc tự cải tạo là hoạt động duy nhất có giá trị trên đời này. Nếu chúng ta biết tự cải tạo thì chính con người kia sẽ nối gót chúng ta mà nói rằng: "Hãy chỉ tôi cách bạn đã làm điều đó!" Chúng ta phải là những đổi thay mà ta muốn thấy ở người khác.

Truyền cảm hứng là công cụ giảng dạy xưa nay hiệu quả nhất. Một trong những lý do khiến Alcolholics Anonymous (AA Kẻ nghiện rượu không tên) cũng thành công hơn bất kỳ phương pháp nào trong việc khiến người ta tỉnh táo là vì đó là một chương trình để "thu hút hơn là thúc đẩy". Nó không tạo áp lực với bạn để bắt bạn phải tỉnh táo. Nhưng nếu bạn muốn thì AA ở sẵn đó để tác động lên bạn.

Các bậc cha mẹ nhanh chóng biết về công cụ này. Con trẻ không nghe lời ta dạy bảo; chúng chỉ nghe con người chúng ta. Tôi có thể bảo con trai tôi tập thể dục cả ngày và nó sẽ trả lời lập lờ "Dạ vâng". Nhưng khi tôi lên kế hoạch luyện tập của riêng mình thì nó cũng bắt đầu quan tâm theo, không cần tôi nói tiếng nào.

Jeff Mucher, một trưởng phòng kinh doanh của một công ty chuyên bán dụng cụ văn phòng, có một kỹ thuật "gọi nguội" vô cùng hiệu quả mà anh đã truyền đạt lại cho các nhân viên bán hàng của mình và động cơ hành động, nên anh không tập trung vào việc giảng dạy phương pháp cho nhân viên mà anh dùng nó để tác động lên họ. Khi một nhân viên nào đó gặp khó khăn với phương pháp gọi nguội, thì Bucher vội nhảy tót lên xe và nói "Nào, hãy đi viếng một số khách hàng," rồi anh tự mình đi biểu diễn phương pháp đó.

Hãy từ bỏ câu: tôi đúng, bạn sai

Cách dở nhất trong khi nói chuyện trong quan hệ là cho rằng người kia sai. Giây phút mà ý kiến của tôi khiến bạn suy nghĩ bạn đang sai lầm thì tôi đã đặt bạn vào thế chống đỡ, và giao tiếp thông tin thực tế đã bị nhu cầu sống còn thay thế mất.

Khi tôi cho rằng bạn sai, phản ứng đầu tiên của bạn là tự chống chế. Và khi chống chế, bạn càng vững tin là bạn đúng. Khi bạn càng tự tin là mình đúng thì càng ít có cơ may là bạn sẽ thay đổi.

Do đó, khi chỉ trích người khác thì bạn càng làm bùng lên thái độ mà mình đang chống đối. Đó không phải là cách hiệu quả nhất để xây dựng mối quan hệ bền vững. Ngay cả khi ta tự nhủ mình hết sức "xây dựng" trong cách chỉ trích, chúng ta chẳng "xây dựng" tí nào. Tất cả lối chỉ trích khiến người khác cảm thấy sai lầm và tìm cách chống chế đều mang tính phá hoại.

Do dó, nếu trong đời ta bắt gặp ai đó là nạn nhân thì điều tồi tệ nhất là khiến anh hay chị ấy cảm thấy mình sai khi là một nạn nhân.

Điều tốt nhất có thể làm là làm ngơ cái tư tưởng bị nạn nhân hóa và chờ thời cơ làm chủ. Không phải ai lúc nào cũng là nạn nhân. Mọi người đều có những thời điểm của tinh thần và của lạc quan thuần túy. Cái khó khăn là, ở những thời điểm đó, chúng ta thường không đánh giá cao về chúng. Và chúng ta thường bình luận hiếm khi có những thời điểm như vậy.

Chúng ta thường nói: "Ừ, điều đó đến từ đâu vậy? Đó không phải là Michael mà tôi biết. Bạn đã có một chuyển đổi tín ngưỡng hay một điều gì đó không? Tôi thường là người khuyên giải những chuyện đó, không phải là bạn. Tôi thường là người luôn phải chỉ ra mặt đúng, không phải là bạn. Chúng ta phải nợ ai hoặc nhờ cái gì để có được thời điểm hiếm hoi và bất thường đó? Tôi đã phải làm gì để xứng đáng với ý tưởng tích cực đầu tiên trong năm mới của bạn?"

Bằng cách nói lên tính hiếm hoi của tư tưởng đó, chúng ta khiến nạn nhân của chúng ta không thiết nghĩ đến cách ấy nữa.

Cách xử lý hiệu quả nhất trong thời điểm làm chủ hiếm hoi này là thật sự tưởng thưởng nó, theo một cung cách thành thật để có thể khuyến khích người là nạn nhân nhanh chóng có được một thời điểm khác tương tự.

Khi những nạn nhân trong dời cùng chia sẻ những giây phút làm chủ với tôi, tôi thường muốn thời gian đi chậm lại. Tôi cũng muốn, nếu có thể, làm chiếc đồng hồ ngừng chạy và thật sự thưởng thức những giây phút đó. Tôi muốn kể lại người khác nghe về những suy nghĩ làm chủ của nạn nhân và trích dẫn về chúng những ngày sau đó. Tôi muốn càng làm được nhiều điều với chúng càng tốt để nạn nhân có thể tạo ra được nhiều ý tưởng làm chủ hơn nữa.

Chúng ta không phải chờ đến lúc một nạn nhân trở thành chủ nhân. Một nạn nhân đã là một chủ nhân. Vấn đề ở mức độ thường xuyên khi người đó chứng tỏ mình làm chủ. Một khi chúng ta quan tâm ủng hộ hơn việc biểu lộ các ý tưởng đó thì những thời điểm làm chủ sẽ tăng lên. Chúng ta càng không quan tâm đến việc ai là nạn nhân thì người đó càng tận hưởng được nhiều tự do hơn. Chẳng bao lâu sau, cái thân phận trước kia của nạn nhân sẽ biến mất và họ sẽ học được cách trở nên mạnh mẽ hơn.

Vậy, làm cách nào để thay đổi một nạn nhân?

Hãy nhìn vào chủ nhân trong họ.

Và đừng chỉ trích họ sai nữa.

( Source : Cách làm chủ số phận bạn - Reinventing Yourself - Steve Chandler )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét