Khi các doanh nhân lên kế hoạch và mục tiêu kinh doanh họ thường có khuynh hướng trì hoãn thời điểm kinh doanh bắt đầu có lời. Mọi người thường cho tôi xem bản kế hoạch kinh doanh với phần cuối năm đầu lỗ. Năm thứ 2, cho dù có cố gắng, cũng lỗ. Năm thứ 3 mới bắt đầu có lời đôi chút. Gần như lúc nào cũng vậy. Hầu như ai cũng nghĩ rằng nếu họ không lỗ trong 2 năm đầu thì chắc số liệu có sai lầm.
Có thể bạn nghĩ mục tiêu đó không thể hoàn thành nỗi, nhưng tôi xin bạn thử làm khác xem sao. Đúng là có những ngành kinh doanh đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu nhiều đến nỗi không có cách chi doanh thu năm đầu tiên có thể tạo ra một bản cân đối tài chính khả quan. Rõ ràng là một nhà máy năng lượng nguyên tử không thể có lời trong năm đầu kinh doanh. Song một doanh nhân giỏi cũng là một nhà quản lý giỏi, họ biết cách quản lý những chi tiêu cần thiết. Vấn đề không phải là tiết kiệm sát nút. Vấn đề là phải biết phân biệt những đầu tư hoặc chi phí không cần thiết; tách rời những gì có ảnh hưởng lớn trực tiếp đến doanh thu với những gì có thể đợi và/hoặc có ít tác động lên nhận thức của khách hàng về giá trị tương đối của sản phẩm. Khi mọi việc suôn sẻ hơn, chủ doanh nghiệp có thể cho phép sử dụng tiền rộng rãi một chút. Song thời gian đầu, thâm chí khi bạn phải đầu tư vào những thiết bị bắt mắt, hãy cứ làm để có lời trước đã.
Hơn nữa, nếu có mô hình kinh doanh không thấy có lời sớm thì cũng khó có lời sau này. Có gì sai sót ở đây chăng? Một doanh nhân, đối đầu với những thất thoát đầu tiên, nhìn vào bảng thu chi và ậm ừ: kế hoạch nói mình lỗ đến 2 năm lựng mà. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra khi đến năm thứ 3 cũng không có lời? Trong cuộc chơi kinh doanh, bạn phải xác định ngay lập tức liệu mô hình kinh doanh đề ra có thực hiện được ý tưởng kinh doanh của bạn hay không.
( Source : Cẩm nang giúp thành công cho những người dám nghĩ
dám làm - Fernando Trias De Bes )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét