Tầm quan trọng của đa dạng hóa thu nhập gia đình trong từng năm đầu kinh doanh.
Có những công ty thất bại vì những nhu cầu thúc bách của chính người quản lý kinh doanh – mà những trường hợp này, chỉ trong vòng 1 hay 2 tháng nữa, công ty có thể sẽ bắt đầu gặt hái thành công. Nhưng vì người doanh nhân này đã dốc toàn bộ tiền tiết kiệm và như cầu sống cơ bản của mình nên đến khi không chịu đựng được nữa, anh ta đành phải đi làm công và bỏ dở dự án kinh doanh mà đáng lẽ ra sẽ rất thành công và phát triển. Đó là lý do tại sao, trước khi bắt đầu kinh doanh, nên phân tán tiền vào hơn một mục đích, như câu châm ngôn nói đến ở trên.
Cách duy nhất để đa dạng hóa thu nhập là để dành riêng tiền tiết kiệm hoặc tiền lương của vợ hoặc chồng bạn. Nếu phải dựa vào tiền tiết kiệm, tốt nhất nên đợi cho đến khi bạn có đủ tiền dự phòng để trang trải một vài năm chi tiêu trước khi bắt đầu kinh doanh.
Ví dụ trong trường hợp của mình, tôi quyết định chờ một vài năm mới bắt đầu kinh doanh. Tôi lên kế hoạch thật chi tiết. Vào thời điểm năm 1996, tôi có thể sống với 1.600 USD một tháng. Sống hơi chật vật một chút nhưng cũng chịu đựng được. Mỗi tháng tôi đều để dành một chút cho tới khi có đủ tiền dự phòng để sống trong 2 năm trong trường hợp công ty mới thành lập không làm ra đồng nào. Tôi bán không lời căn nhà chung cư đã mua vì không muốn phải trả thêm tiền nhà khi mới kinh doanh. Tôi không muốn thêm bất kỳ một gánh nặng nào có thể đẩy tôi vào bước đường cùng sớm.
Thật nhẹ nhàng làm sao, bởi nó tạo ra cho tôi một cảm giác hoàn toàn tự do khi ra quyết định, không cần dựa trên nhu cầu cá nhân mà chỉ nhu cầu công ty mà thôi.
Một doanh nhân giàu kinh nghiệm chia sẻ: “Trong ngành kinh doanh dược phẩm của mình, tôi khuyên mọi người hãy bắt đầu với số tiền dự phòng đủ chi cho 2 năm. Và cần phải thật kiên nhẫn trong 5 năm đầu nữa.”
Nhưng đối với nhiều người, đây không phải là điều dễ thực hiện. Có thể họ không đi làm hoặc không đủ khả năng để dành. Trong trường hợp này, có một lựa chọn khác là '64ựa vào gia đình. Thông thường điều này có nghĩa là dựa vào người bạn đời. Rủi ro rất cao nếu lao vào kinh doanh mà không có tiền để dành và người bạn đời cũng không có nguồn thu nhập ổn định.
Dĩ nhiên, như sẽ thấy rõ khi đọc tiếp phần sau, chúng ta sẽ thấy điều này đòi hỏi sự hy sinh của cả 2 bên. Trong một khoảng thời gian không xác định, cả 2 sẽ phải sống dựa vào thu nhập của một người. Ít ăn xài hơn, ít sắm sửa quần áo mới hơn và thắt chặt mọi chi tiêu khác. Song chính trong giai đoạn này bạn đang dần tạo dựng sự kinh doanh độc lập, tách biệt khỏi nhu cầu cá nhân cơ bản.
Nếu bạn vừa không có tiền tiết kiệm, vừa không có ai để hỗ trợ, khả năng cuối cùng là vay tiền. Nhưng trước khi vay phải bảo đảm bạn lên kế hoạch thật kỹ, bởi vì không có lời và phải đóng cửa, bạn sẽ phải vừa thất nghiệp, vừa ôm một đống nợ trên vai. Nếu vừa có kinh nghiệm vừa ở độ tuổi dễ dàng kiếm việc và có khả năng trả nợ với khoản lương đó, trong trường hợp kinh doanh không tốt, bạn cũng có thể nghĩ đến lựa chọn này. Nếu có khả năng để dành sau này, có nghĩa là hiện tại bạn cũng đang có.
Trong trường hợp tốt nhất là bạn để dành trước rồi hãy bắt đầu kinh doanh khi đã có đủ tiền dự phòng.
Những phương pháp đảm bảo sống còn trong giai đoạn đầu kinh doanh nói trên lien quan đến việc tách biệt chi tiêu cá nhân với ngân sách công ty. Cách thứ 3, có lẽ là cách tốt nhất để đảm bảo như cầu cá nhân được đảm bảo, chính là cộng luôn thu nhập riêng của bạn vào trong kế hoạch kinh doanh.
Để tôi giải thích rõ hơn. Nếu bạn cần 2.000 đô để chi tiêu hàng tháng, hãy tính phần chi phí 2.000 nhân với 24 hoặc 36 tháng vào phần chi phí hoạt động kinh doanh. Nếu điều này có nghĩa phải có cộng sự hùn vốn, thì cũng phải vậy thôi. Một ký hoạch kinh doanh không gộp chung lương tháng của bạn vào là không thực tế. Và nếu một kế hoạch kinh doanh thực tế có nghĩa là cần thêm vốn, cách tốt nhất hãy tính toán như vậy ngay từ đầu.
Đối với trường hợp này và những trường hợp nêu trên, bạn phải tính toán con số theo trường hợp xấu nhất. Hãy tưởng tượng mức lương thấp nhất có thể và trừ đi 30%. Mọi người hay tính cách ngược lại; họ thường bắt đầu với những con số thật lạc quan, và cuối cúng phát hiện rằng trong khi họ tưởng 1.000 đô là đủ, thì thực ra họ cần đến 2.000 đô. Tôi khuyên bạn nên tính rộng đến 3.000 đô.
Nhu cầu tài chính là kẻ thù số 1 của người kinh doanh. Để tránh thất bại, bạn có thể tìm thêm cộng sự, kiếm thêm hỗ trợ tài chính từ ngân hàng, những công ty cho vay vốn hoặc những nguồn trợ giúp khác.
( Source : Cẩm nang giúp thành công cho những người dám nghĩ
dám làm - Fernando Trias De Bes )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét