Tôi xin liệt kê dưới đây 7 nhân tố đều đóng góp vào sự cuốn hút của thị trường. Nếu chỉ có một trong số 7 nhân tố là mạnh mẽ thì lĩnh vực đó ít thu hút; nhưng nếu lĩnh vực có cả 6 hay 7 nhân tố thì bạn biết rằng mình đang ở lĩnh vực đúng đắn. Bạn sẽ phải quyết định nhân tố nào dưới đây là quan trọng nhất trong trường hợp của mình.
1. Sự tăng trưởng
Điều quan trọng không phải là lĩnh vực nhỏ hay lớn mà là tốc độ tăng trưởng. Sự tăng trưởng là điều cốt lõi vì, như đã trình bày trong chương trước, việc nắm lấy một phần tăng trưởng trong tương lai mà chưa ai sở hữu sẽ dễ hơn rất nhiều so với việc giành lấy một phần từ số lượng hiện tại vốn thuộc về đối thủ cạnh tranh của bạn. Trong trường hợp đầu tiên, bạn chỉ cần bắt được con sóng và lướt đi. Ở trường hợp sau, bạn phải thắng trong trận đấu và giành lấy miếng bánh mà đối thủ bạn quyết bảo vệ một mất một còn.
2. Lợi nhuận.
“Để trở thành một lĩnh vực hứa hẹn thành công cho doanh nhân, lĩnh vực đó phải có độ lớn đủ để dung nạp những sai lầm đầu tiên và hứa hẹn lợi nhuận gộp thích đáng. Nói tóm lại, con sóng phải đủ rộng.” một doanh nhân khác chia sẻ.
Đó là cái mọi người gọi là điểm mấu chốt. Nói chung, hầu hết các công ty trong một lĩnh vực nào đó, mặc cho những khác biệt trong mức độ hiệu quả, đều có xu hướng đạt đến hiệu quả kinh tế tương tự
nhau. Ví dụ như trong lĩnh vực dịch vụ, lợi nhuận thường vào khoảng 20% thu nhập. Đối với chuỗi phân phối thức ăn, nó vào khoảng 10%, và trong công nghiệp thép thì khoảng 5%... Vì thế, trước khi hoạt động kinh doanh, hãy lựa chọn lĩnh vực có lợi nhuận và có khả năng, như các doanh nhân tham phỏng vấn nói, dung nạp những sai lầm một cách dễ dàng hơn.
Mức độ lợi nhuận không phải là một con số đưa ra sẵn. Có những lĩnh vực mà tỉ lệ lợi nhuận trên doanh số giữ nguyên không thay đổi, nhưng cũng có những lĩnh vực mà mức lợi nhuận giảm xuống mỗi năm. Trường hợp sau thường xảy ra khi có quá nhiều đối thủ cạnh tranh khiến cho cuộc chiến giá cả nổ ra. Các công ty đưa ra những mức giá kinh khủng nhằm giành được đơn đặt hàng từ khách hàng và mức độ lợi nhuận, trong khi chi phí đưa ra vẫn giữ nguyên không đổi, rớt một cách thảm hại. Vì vậy việc chọn lĩnh vực có lợi nhuận là tốt nhưng cũng nên là những lĩnh vực có sự cạnh tranh, ít nhất là tại thời điểm hiện tại, không quá gay gắt.
3. Mức độ cạnh tranh.
Một lĩnh vực bảo hòa, theo định nghĩa, là lĩnh vực không tạo ra lợi nhuận. Hãy lấy ngành xuất bản làm ví dụ: Ở Mỹ, có hàng trăm ngàn tựa được xuất bản mỗi năm. Hiện tại, nó là ngành công nghiệp khổng lồ tạo ra 25 tỷ đô mỗi năm và có ảnh hưởng rất lớn lên xã hội, song lại là một lĩnh vực rất mong manh.
Một ngày kia tôi gặp một người đang thành lập nhà xuất bản, tôi cho rằng hẳn anh ta phải quan tâm đến một loại sách hay văn chương nào đó chưa có ai xuất bản, vì có những người hoạt động trong lĩnh vực này thực ra không phải vì tiền mà chỉ để quảng bá những tác giả nước ngoài chưa được biết đến rộng rãi trong nước. Vì tình yêu nghệ thuật và văn học. Tôi nghĩ rằng hẳn đó là lý do dẫn đến quyết định của anh ta. Nhưng khi hỏi anh ta tại sao lại chọn lĩnh vực xuất bản hoạt động, anh ta nói rằng anh ta muốn kiếm tiền và, từ những gì anh ta nghe nói, thì điều này cũng tương đối dễ dàng trong lĩnh vực này. Ha !
4. Mức độ đầu tư ban đầu thấp
“Tôi cho rằng nên bắt đầu với hoạt động kinh doanh nào đòi hỏi ít vốn đầu tư, độc đáo, vui vẻ, có khả năng sinh lợi và lợi nhuận bán hàng cao,” một doanh nhân kỳ cựu khuyên. Nếu bạn có thể tìm được ngành kinh doanh đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu thấp thì càng tốt. Một vài người cho rằng những lĩnh vực có sự đầu tư cao thì hấp dẫn hơn vì sự đầu tư ban đầu góp phần tạo ra những rào cản tốt nhất cho những đối thủ cạnh tranh mới. Tôi đồng ý, nhưng đây là chiến lược thiết thực chỉ khi bạn giàu hoặc có nguồn tài chính dồi dào hậu thuẫn. Song đây thường không phải là trường hợp của doanh nhân và, càng ít hơn với những người trẻ mới tập tễnh vào nghề.
Có một người thành lập chuỗi bán lẻ với mức đầu tư ban đầu 2 triệu đô. Lĩnh vực này không đang phát triển, cũng không sinh lợi chuận đặc biệt gì, và bên cạnh đó lại đòi hỏi nhiều vốn để thành lập. Vậy tại sao anh ta lại tham gia lĩnh vực này? Dĩ nhiên vì anh ta quá u8220 “say mê” với ý tưởng đó.
Anh ta phá sản. Phá sản với mức đầu tư ban đầu 10.000 đô hoàn toàn khác xa với mức ban đầu 2 triệu đô, như người đàn ông kém may mắn này. Mọi người nói rằng khi hoãn thanh toán món nợ 10.000 đô, bạn gặp rắc rối, nhưng khi bạn hoãn thanh toán món nợ 2 triệu đô, ngân hàng gặp vấn đề. Trong thời gian ngắn, điều này đúng. Nhưng về lâu dài, bạn vẫn gặp rắc rối vì sẽ trải qua một thời gian khó khăn thu hồi tiền cho cuộc phiêu lưu kinh doanh khác.
Bên cạnh đó, mất hai triệu đô sẽ ảnh hưởng lên tinh thần một người khác hẳn với mất mười ngàn đô. Tôi có quen những doanh nhân trải qua hai tình huống trên. Trong trường hợp sau, họ xem đó như một bài học và sau đó sẽ làm lại. Nhưng trong tình huống đầu, họ hồi tưởng lại thời điểm đó như giai đoạn tăm tối nhất của cuộc đời. Nỗi đau từ sự thất bại đó khó có thể quên được.
“ Không bao giờ một lần nữa” như một bài hát ngân lên.
5. Tình hình kinh tế
Nhân tố này có thể dễ dàng xếp hạng đầu về mức độ quan trọng. Khi kinh tế mở rộng, thậm chí một người khù khờ nhất cũng có thể thành công. Thật sự, đây không phải là vấn đề nhỏ. Khi dự báo kinh tế khả quan, ai cũng vui: mọi người đầu tư, mạo hiểm, mua, bán và không ngần ngại trả giá. Tốc độ phân phối, tái đầu tư và sản xuất trở thành ưu tiên hàng đầu. Cơ hội đầy rẫy, thậm chí trong những lĩnh vực ít hấp dẫn nhất.
Vào năm 1990, ở Đại học Michigan, tôi gặp một chàng trai trẻ người Brazil – một trong những người thông minh nhất tôi từng biết – một kỹ sư công nghiệp và, ở độ tuổi 25, đã phát minh và cấp bằng sáng chế cho các hình nộm manơcanh cơ học – một sự kiện chấn động tại nước của cậu. Vào thời điểm đó, cậu ta sở hữu một nhà máy với 50 nhân viên.
Đó là nhưng năm phát triển của Brazil. Rồi sau đó khủng hoảng xãy ra, và thứ đầu tiên các nhà bán lẻ cắt giảm chính là chi phí trưng bày hàng hóa. Thời điểm đó không còn phù hợp để trưng bày ma nơ canh; những nhà bán lẻ bắt đầu chọn mô hình rẻ hớn.
Người bạn này của tôi đủ thông minh để cắt giảm thua lỗ và đóng cửa nhà máy. Với tất cả tiển dành dụm được, sau khi đền bù thỏa đáng cho công nhân, cậu ta quyết định theo học khóa Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Mỹ. Cậu ta nghĩ rằng chừng nào mà tình hình kinh tế ở Brazil chưa hồi phục thì không có lý do gì kinh doanh ở đó. Cậu ta thà tận dụng thời cơ này để học cách điều hành kinh doanh.
Khi tôi gặp cậu ta, cậu đang rửa chén trong nhà hàng ở khu trường Đại học. Cậu ta cần tiền. Sự mất giá của đồng tiền Brazil đã làm tiêu hao hết tiền để dành của cậu và bây giờ cậu không còn đủ khả năng trả tiền học phí và chi phí sinh hoạt nữa.
Từ kinh nghiệm của mình, cậu rút ra bài học là một doanh nhân có hiểu biết sẽ quan sát xu hướng kinh tế, đầu tư và bán ra đúng thời điểm. Lời nhắn nhủ từ cậu ta là không những bạn nên hoạt động kinh doanh khi kinh tế đang đi lên mà khi kinh tế đi xuống, bạn cũng nên cân nhắc liệu việc thanh lý hay bán công ty có tốt hơn không trước khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
6. Thị trường phát triển .
Ở đây, kết luận cũng tương tự như điểm nêu trên. Quan trọng hơn sức hấp dẫn của lĩnh vực là sức hấp dẫn của khu vực. Đầu tư hay bắt đầu kinh doanh ở những khu vực có cơ hội và sự phát triển.
Trung Quốc đang phát triển với tốc độ hàng năm là 10%. Châu Âu thì không lên nổi 2%. Đâu sẽ là nơi dễ dàng thành công hơn, bất kể khu vực nào?
7. Trình độ quản lý thấp
Một nhân tố thường bị bỏ sót, mà có thể đem lại nguồn cơ hội dồi dào, đặc biệt cho những người có kỹ năng quản lý cao và nhiều kinh nghiệm lẽ thường, chính là trình độ quản lý thấp trong một lĩnh vực cụ thể.
“ Tôi thích hoạt động trong những lĩnh vực mà vấn đề quản lý không được ưu tiên hàng đầu. Bởi vì đối với tôi đó là ngưỡng cạnh tranh.” Chủ tịch công ty HSM, công ty toàn cầu chuyên đào tạo quản lý cao cấp chia sẻ. “ Nếu bắt đầu cạnh tranh trong những lĩnh vực có công ty điều hành bởi những người có đầu óc kỹ thuật, tôi biết chắc mình có thể đánh bại họ trong trò chơi của chính họ nhờ vào khả năng điều hành. Sự điều hành là những điều, về lâu dài, giúp doanh nghiệp có thể duy trì được. Điều hành là phạm trù thuộc về những kinh nghiệm, lẽ thường. Điều quan trọng là phải biết nắm vững những nguyên tắc cơ bản – những điều bạn có thể áp dụng vào bất cứ lĩnh vực nào. Đó là điểm mấu chốt.”
Không phải thời điểm, không phải tính lợi nhuận, thậm chí cũng không phải ý tưởng kinh doanh. Chỉ đơn thuần chọn lựa nơi mà tầm nhìn khiến bạn thành vua.
TÓM TẮT
- Lĩnh vực thị trường hấp dẫn là nguồn có tính thanh khoản cao hơn hẳn một cộng sự hùn vốn hay một tổ chức tài chính.
- Một doanh nhân tài ba biết chọn lọc môi trường thuận lợi. Nhân tố môi trường quan trọng nhất là lĩnh vực thị trường. Vì vậy, lĩnh vực phải thuận lợi.
- Bị đưa vào một lĩnh vực trong cơn khủng hoảng, ngay cả doanh nhân tài giỏi nhất cũng không thể làm được gì. Việc chọn lựa thời gian và địa điểm đầu tư cũng không quan trọng hơn việc lựa chọn thời điểm thanh lý.
- Hãy tìm kiếm các lĩnh vực đang phát triển, ít cạnh tranh, có khả năng tạo lợi nhuận, và đòi hỏi sự đầu tư ban đầu thấp,
- Hãy bắt đầu chỉ khi nên kinh tế đang rộng mở và những quốc gia hay vùng có mức tăng trưởng cao.
NHÂN TỐ THẤT BẠI THỨ 10
Chọn những lĩnh vực kinh tế trì trệ và không có lợi nhuận.
( Source : Cẩm nang giúp thành công cho những người dám nghĩ
dám làm - Fernando Trias De Bes )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét