Ads 468x60px

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

ÁP DỤNG Ý TƯỞNG QUA THỜI GIAN


Một doanh nhân khác chia sẻ ý kiến rất thú vị sau: “Tôi tin rằng sau một dự án thành công là một ý tưởng kinh doanh bình thường. Trong trường hợp của tôi là cung cấp cho khác hàng những lời khuyên độc lập, cụ thể. Mặc dù nghe có vẻ lạ tai, nhưng nhiều năm trước, khi tôi bắt đầu có dự án đó thì lĩnh vực tài chính đang nằm trong tay những đại lý tài chính có chút tài mọn và không chuyên. Họ bán sản phẩm của riêng mình, đặc biệt là những sản phẩm đã được tăng giá rất cao. Giống như đùa vậy. Họ bán sản phẩm mà không cần họ biết tác động đến việc hoàn thuế của khách hàng ra sao, về rủi ro và tính thanh khoản như thế nào. Họ chẳng thèm quan tâm liệu sản phẩm của mình có tốt cho khách hàng hay không. ”

“ Nói tóm lại, tôi không thay đổi ý tưởng ban đầu; cái tôi thay đổi – và chỉ thay đổi chút ít thôi – đó chính là cách thức đáp ứng nhu cầu tài chính. Những nhu cầu này thay đổi theo sự thay đổi của luật thuế, tình hình cụ thể của khách hàng , công nghệ mới…”

Giữa thập niên 1990, công ty phần mềm nhỏ Panda đột nhiên đối mặt với sự bùng nổ của Internet. Virus không còn do một nguyên nhân duy nhất tạo ra là sử dụng chung đĩa mềm. Giờ đây nó là sự lan truyền rộng qua những đường dây viễn thông mang tính toàn cầu. Một con virus cũng đủ gây ảnh hưởng toàn thế giới. Trong vài tháng, Panda ngừng hoạt động để tập trung toàn bộ sức lực vào việc định vị hầu hết những virus trên mạng Internet. Nói cách khác, công ty chỉnh sửa lại sản phẩm của mình. Ngoài ra, những người chủ công ty còn ý thức rằng để tồn tại, họ phải phát triển từ một công ty nội địa thành công ty toàn cầu. Làm thề nào để phát triển được nhanh như thế với chỉ ít nguồn lực? Làm thế nào một công ty nhỏ lại có thể cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ. Chỉ trong vòng vài tháng Panda đã chọn con đường kinh doanh nhượng quyền để chọi với những gã khổng lồ. Chỉ trong vòng 1 vài tháng, công ty có thể hoạt động ở mọi ngõ ngách trên thế giới. Vị doanh nhân đằng sau Panda đã thay đổi hình thức của ý tưởng một cách triệt để. Ông nhận thấy hình thức của ý tưởng ban đầu gần “hết đát”. Ông tồn tại được bởi vì biết cách chấp nhận thực tế và hành động ngay để kịp sửa đổi cả sảm phẩm và phạm vi hoạt động về phương diện đại lý của công ty.

Trên đây là một vài ví dụ cho thấy ý tưởng ban đầu không phải là không tay đổi mà đúng hơn là có thể chỉnh sửa theo sự thay đổi của môi trường xung quanh. Nhưng dĩ nhiên bạn có thể phản đối: hình thức ý tưởng là một chuyện nhưng mục tiêu, bản chất của ý tưởng ban đầu lại là chuyện khác. Bạn nói rằng “Sự thay đổi triệt để thường đắt đỏ và thậm chí không thực hiện được”. “Nếu tôi kinh doanh tàu lượn nhưng không đắt hàng lắm tôi chẳng thể đột ngột chuyển sang đồng hồ đeo tay được.”

Được và không được. Dĩ nhiên là ý tưởng quyết định sự đầu tư và có những yếu tố không cho phép bạn thay đổi theo kiểu đó. Nhưng bạn phải lên kế hoạch phụ trong trường hợp ý tưởng không hiệu quả. Bạn có thể chuyển hướng kinh doanh sang những sản phẩm tương tự, lĩnh vực tương tự hay chuyển sang ý tưởng khác. Kinh doanh giống như chiếc xe vậy. Bạn không thể lái nó đến bất kỳ đâu nhưng ít nhất bạn có thể lại nó đến hơn một hướng.

Một doanh nhân khác chia sẻ, “Kết quả ngày hôm nay được quyết định bởi ý tưởng ngày hôm qua, và ngày hôm nay chúng ta phải đưa ra những ý tưởng quyết định cho ngày mai. Thế giới là một thực thể sống và thực tế là dòng chảy không ngừng. Ở công ty tôi, sự chuyển tiếp từ ý tưởng kinh doanh này đến ỳ tưởng kinh doanh khác là một phần lịch sử của công ty. Chúng tôi đi từ kinh doanh nữ trang đến điện tử, rồi đến mạ kim loại và cuối cùng là chất tẩy rửa. Điều đó có nghĩa là tiếp cận với những khách hàng , hệ thống hoạt động, nguyên vật liệu và máy móc khác nhau cho mỗi lần kinh doanh mới.”

Từ nữ trang đến điện tử, từ điện tử đến mạ kim loại, từ mạ kim loại đến chất tẩy rửa. Tất cả những kinh doanh này đều được đảm trách bởi cùng một người trong cùng một nhà máy. Những tình huống trong một thời gian nhất định đòi hỏi sự thay đổi về sản phẩm và công ty phải tổ chức, định hướng lại bản thân . Đằng sau những ý tưởng khác biệt đó là một nhân tố chung: người cảm nhận chúng.

Khi mọi thứ bắt đầu có chiều hướng xấu cho việc kinh doanh nữ trang, sẽ dễ dàng để vị doanh nhân này nói rằng ý tưởng đã thất bại và đầu hàng. Nhưng một doanh nhân thực thụ biết rằng nếu biết chuyển động cùng thời gian, ý tưởng không bao giờ thất bại.

TÓM TẮT

- Không bao giờ đặt hy vọng vào một ý tưởng – cái quan trọng không phải là bản thân ý tưởng là mà hình thức ý tưởng

- Bạn chỉ có thể tìm ra những hình thức phù hợp bằng cách chia sẻ ý tưởng với càng nhiều người càng tốt.

- Không nên tập trung vào việc sẽ bán cái gì mà chính là tại sao khách hàng phải mua sản phẩm từ bạn. 

- Mỗi ý tưởng không chỉ cần hình thức giúp nó thắng cuộc mà còn cần cả mô hình kinh doanh giúp nó hoạt động được. Rất cần thiết cho việc lên kế hoạch cho cả 2 điều trên.

- Thông thường ý tưởng giữ nguyên không đổi trong khi hình thức thay đổi theo thời gian.

- Bạn cần có sự linh hoạt và tư tưởng rõ ràng để chỉnh sửa lại ý tưởng ngay khi có dấu hiệu xuất hiện, dù bạn mới bắt đầu hay đang đi trên con đường kinh doanh.

NHÂN TỐ THẤT BẠI THỨ 9

Tin rằng thành công phụ thuộc hoàn toàn vào ý tưởng.

( Source : Cẩm nang giúp thành công cho những người dám nghĩ dám làm - Fernando Trias De Bes )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét