Ads 468x60px

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

BIẾN Ý TƯỞNG THÀNH KINH DOANH


Rất nhiều người cho rằng doanh nhân thất bại là do ý tưởng không hay. Tôi không đồng ý. Vấn đề là trọng tâm nằm ở đâu. Nhiều doanh nghiệp thất bại là do mù quáng trước ý tưởng không hay.

Bám sát ý tưởng kinh doanh lúc đầu, chứ không phải bám theo cái vẻ “hào nhoáng” của nó với sự tuân thủ mù quáng. Đó là một sai lầm chết người. Và điều này giúp phát hiện sự có mặt của doanh nhân “giả tạo”, người mà động cơ duy nhất chỉ là ý tưởng. Anh ta không có một động lực thực sự nào.

Có một cách chắc chắn để nhận diện doanh nhân Gollum đó là khi đến lúc cần phải áp dụng ý tưởng, hay hình thức của nó vào tình huống thực tế, mọi thứ liền đổ vỡ. Vậy mà anh ta vẫn hoàn toàn mù tịt về nhu cầu thiết yếu của sự thay đổi.

Thất bại vì không chỉnh sửa phương pháp trước khi quá trễ. Đừng bao giờ tự lừa dối mình. Không bao giờ quá trễ để chỉnh sửa phương pháp. Hơn nữa, những dấu hiệu báo trước thay đổi bao giờ cũng xuất hiện bất thình lình. Những dấu hiệu này rất nhiều và dễ nhận thấy. Nhận diện ra chúng và có đủ dũng khí và sự minh bạch để thay đổi lại là một vấn đề khác.

Một người tham gia phỏng vấn giải thích thế này: “ý tưởng ít tác động đến kết quả hơn mọi người tưởng Ý tưởng ban đầu là hạt giống. Tôi chưa thấy một dự án nào lại không thay đổi, về cơ bản, so với ý tưởng ban đầu. Thêm một sự cân nhắc quan trọng hơn nữa là bất kỳ một ý tưởng nào, đã nảy sinh hay đang nảy sinh, không phải trong đầu của hàng trăm người mà là hàng ngàn người cùng một lúc. Thật điên rồ khi cho rằng không ai có chung ý tưởng với mình. Hãy ghi nhớ điều này: người khác cũng có ý tưởng giống bạn, vì thế nên tự hỏi : ‘Nếu người khác cùng có ý tưởng này, sao họ không thực hiện nó? Sao họ không đưa nó vào kinh doanh thực tế?’ Những câu hỏi này không có ý làm nhụt chí bạn mà ngược lại, khiến ta phải tìm hiểu, nắm bắt những nhân tố khác nhau giúp biến ý tưởng khả thi.”

Một doanh nhân khác cho biết “Ý tưởng cần phải đi qua máy sàng lọc sự ngu xuẩn.” “Hay nói đúng hơn máy sàng lọc lẽ thường- những lẽ thường có từ kinh nghiệm sống có thể áp dụng vào tất cả mọi thứ. Bạn phải biết khách hàng không hề ngớ ngẩn. Bạn chỉ có thể thoải mái bán hàng nhờ yếu tố mới lại trong thời gian ngắn. Nhưng sau đó, nếu không thấy những lợi ích, những giá trị thực và sự khác biệt đem lại, khách hàng sẽ không quay trở lại. Một thời gian sau, bạn phải ra đi.”

( Source : Cẩm nang giúp thành công cho những người dám nghĩ dám làm - Fernando Trias De Bes )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét