Trong số những vấn đề có thể xảy ra, chắc chắn sẽ có một sai lầm lớn. Hãy ghi nhớ kỹ trong đầu. Không có chuyện một doanh nhân chưa từng mắc lỗi lớn trong cả đời. Tất nhiên chuyện anh ta có thừa nhận điều đó hay có sẵn sàng chia sẻ lỗi lầm lớn đó hay không là một chuyện khác.
Tại một hội nghị bàn tròn tổ chức bởi Hiệp hội Quản lý Nâng cao với chủ đề “Cải tiến qua ví dụ”, ông David Costa, thuộc công ty tư vấn DMR kể lại việc công ty ông đã phá vỡ hợp đồng lớn nhất mà ông ty có trong những năm đầu hoạt động như thế nào. Đó là dự án hợp tác với ngân hàng Deutsche trị giá 5 triệu đô. Vào thời điểm đó, doanh số cũa DMR là 7.3 triệu đô, bạn cũng thấy hợp đồng có ý nghĩa như thế nào đối với công ty.
DMR đã không làm tốt như mong đợi của khách hàng. DMR đã quyết định làm gì để đền đáp từng ấy năm dịch vụ? Thừa nhận lỗi và hoàn thành tiền lại cho khách hàng: DMR đã hoàn trả lại một số tiền bằng ¾ doanh số hàng năm của công ty. Đây rõ ràng là một quyết định rất khó khăn, đồng nghĩa với việc phải đóng cửa công ty với hàng trăm nhân viên và một tương lai hứa hẹn phía trước. Nhưng may thay câu chuyện lại kết thúc có hậu. DMR đã vượt qua được sai lầm đó, ban quản lý rút ra được bài học rằng không nên nhận những hợp đồng quá tầm; và công ty đã phát triển thịnh vượng.
Nhưng khắc phục sai lầm không phải là điều dễ dàng.
Những con người, hiệp hội hay công ty bạn có thể tin cậy là những người biết nhận trách nhiệm về những sai lầm của mình.
Và điều này nghe có vẻ dễ dàng lại hiếm hơn cả nhật thực toàn phần. Thật vậy, thật khó khi đối diện với lỗi lầm, nhất là khi bạn bị bắt quả tang. Nhưng một doanh nhân bản lãnh phải thừa nhận lỗi và rút ra bài học từ nghịch cảnh. Thay vì trở nên chán nản và vứt bỏ mọi thứ, doanh nhân phải biết sửa sai và hành động.
( Source : Cẩm nang giúp thành công cho những người dám nghĩ
dám làm - Fernando Trias De Bes )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét