Ads 468x60px

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

TINH THẦN CHIẾN ĐẤU TRONG NGHỊCH CẢNH


Điều cần thiết bù đắp cho những ai thiếu tinh thần doanh nhân.

Tôi muốn giải thích rõ hơn về điều đã đề cập trong chương trước. Làm cách nào một người không có tài năng bẩm sinh và động lực sáng tạo để trở thành doanh nhân.

Nếu chúng ta đòi hỏi mỗi một bác sĩ, phi công, kỹ sư… phải có tố chất bẩm sinh cho nghề của mình thì có lẽ chúng ta phải tạm chấp nhận một nửa số bác sĩ, kỹ sư….hiện có trên thế giới này.

Trong trường hợp của doanh nhân, có một đặc điểm giúp bất kỳ ai, cho dù người có thiên hướng, kỹ năng hay kinh nghiệm hay không, có thể tồn tại và thậm chí chiến thắng trong hầu hết một cuộc phiêu lưu kinh doanh nào. Tôi đang đề cập đến khả năng vượt qua mọi khó khăn, đối mặt với chướng ngại. Bạn gọi đó là gì cũng được – sự kiên cường, tinh thần chiến đấu, ngưỡng chịu đau cao – những tính cách này cần thiết cho một doanh nhân.

Một nhà sản xuất tâm sự với tôi, “ Sau khi quay hoàn tất một loạt phim truyền hình thành công, tôi phải mất đến 3 năm mới bán được nó. Cuối cùng tôi bán được nó cho các đài truyền hình ở 3 châu lục. Tất cả nhờ vào tính kiên trì, sự kiên cường, bền bỉ để có được một sản phẩm tốt, để có được cái mà người khác sẳn sàng là người đầu tiên mua nó khi có cơ hội.”

Hãy bắt đầu với giả thuyết rằng rất hiếm khi chúng ta đạt được cái mình dự tính. Tôi từng nghe một nhà kinh tế học nói rằng không có gì vô ích bằng việc lên kế hoạch. Tôi sẽ nói về điểm này ở chương 5. Ở phần này tôi chỉ muốn nhấn mạnh rẳng: khi là doanh nhân, kết quả của những hoạt động làm ta hiếm khi giống với những gì ta tiên đoán hay hoạch định. Và, dù tốt hay xấu, cũng đều có vấn đề khác nảy sinh.

Khi mọi việc xấu đi so với kế hoạch, khó khăn là quá rõ. Nhưng thậm chí khi công việc tốt đẹp hơn, ta lại có những vấn đề và thách thức mới cần đối mặt… Và thông thường chúng ta chưa chuẩn bị cho tình huống này. Đột nhiên ta cần thêm nhiều tiền, thêm đầu tư, thêm nguồn lực. Dù thắng hay thua thì kết cục vẫn khác đi so với những gì ta hoạch định.

Bên cạnh sự khác biệt giữa thực tế và mong đợi, cuộc phiêu lưu khởi nghiệp mở ra nhiều bất ngờ lý thú khác. Ví dụ tôi mới bắt đầu kinh doanh, chúng tôi mong đợi rất nhiều vào một khách hàng tiềm năng từng hứa sẽ mời tôi đấu thầu khi có dịp. Chúng tôi phác thảo dự án kinh doanh dựa trên cơ hội đó. 70% doanh số sự án trong năm đầu phụ thuộc vào khách hàng đó, và rồi dự án đa quốc gia cũng tới và chúng tôi tham gia đấu thầu. Để hoàn thành cuộc đấu thầu, chúng tôi đã bỏ ra một số tiền khá lớn: hơn 50% số vốn chúng tôi có được.

Chúng tôi thua thầu.

Lúc đó, chúng tôi tưởng chừng như sắp bỏ cuộc. Toàn bộ dự án kinh doanh phụ thuộc vào khách hàng tiềm năng đó, vậy mà họ lại từ chối chúng tôi.

Đấy là cái mà chúng ta gọi là chướng ngại vật không mong đợi.

Tôi không cho rằng mình là người yêu thích sự không chắc chắn hay yêu thích việc khởi đầu kinh doanh, nhưng tôi tin rằng mình có tinh thần chiến đấu; tôi không dễ đầu hàng. Điều này giúp tôi khả năng xem xét lại những sai lầm của mình, xem mình đã đi sai đường ra sao (mà không tự khiển trách mình), sửa lỗi và bắt tay làm lại từ đầu với một nhiệt huyết mới. Bạn có thể gọi ai đó là “chiến binh” khi anh ta/cô ta có khả năng cạnh tranh cao. Dù cho có ở hoàn cảnh nào, một trận bóng bầu dục hay chơi cờ, hay cạnh tranh để có được hợp đồng, người “chiến binh” không thích bị thua cuộc.

Ngay khi biết thua, tôi đề nghị cùng cộng sự bỏ ra 2 tuần phác thảo những dự án đem lại thắng lợi khi đấu thầu, những gói thầu nổi trội hơn những cái khác. Lỗi của chúng tôi trong lần đấu thầu trước là do quá tự tin. Chúng tôi còn trẻ trong lĩnh vực này, sẽ không ai thuê chúng tôi nếu chúng tôi không chứng minh được mình làm tốt hơn đối thủ - từ ngân sách đến bản đề xuất hợp tác. Chúng tôi quyết định không nhắm đến những khách hàng lớn cho tới khi chúng tôi có những khách hàng nhỏ hơn.

Chúng tôi đã làm như vậy. Và đã thành công. Hai năm sau chúng tôi thắng được hợp đồng đầu tiên từ vị khách hàng từ chối chúng tôi năm xưa. Từ đó đến nay đã 10 năm rồi và chúng tôi vẫn còn làm việc cho họ.

Đó chỉ là một ví dụ. Những doanh nhân giàu kinh nghiệm biết rất rõ những tính toán sai lầm kiểu vậy không những có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và thậm chí còn tệ hơn nhiều.

Mất nhà cung cấp chính, khách hàng chính hay đặc quyền nhập khẩu; cả hệ thống lung lay. Con số các sự việc có thể trở nên tồi tệ không bao giờ chấm dứt.

( Source : Cẩm nang giúp thành công cho những người dám nghĩ dám làm - Fernando Trias De Bes )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét