Ads 468x60px

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

KHI NÀO LÀ THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP

Không có một thời điểm chính xác nào cho sự cân nhắc ra đi. Đó có thể là thời điểm công ty đã hoạt động được 4 năm, khặc khi doanh thu tăng gấp 3 lần hoặc khi công ty đã có tầm cỡ quốc tế. Mỗi một doanh nhân đều đủ thông minh để nhận biết khi nào là thời điểm thích hợp.

Khi tôi quyết định bàn giao công việc điều hành lại cho người khác, vợ tôi hỏi liệu tôi có buồn không. Tôi đã quyết định từ bỏ một dự án mà tôi nâng niu, nuôi dưỡng như con mình suốt 10 năm qua. Tôi đã cống hiến tất cả vào đó; và vợ tôi đã chịu đựng tất cả những lo lắng, mệt mỏi và những quyết định mà tôi không ngớt làm cô chán ngán.

Vấn đề nằm ở chổ đó. Doanh nhân thường có khuynh hướng phát triển một cộng sự với công ty họ sáng lập. Đó là một sự phụ thuộc không thể hiểu được. Công ty là cuộc sống đối với họ và nếu có ai khác nhận đó, cuộc sống của họ sẽ bị lạc hướng.

Tình cảm của một doanh nhân dành cho công ty anh ta mang đến thế giới này mạnh mẽ đến nỗi rất khó để mà dứt bỏ nó khi công việc làm ăn đang thuận buồn xuôi gió.

Đây là một nhân tố thất bại chính cuối cùng : vẫn muốn điều hành khi bạn không còn là người thích hợp nhất để điều hành công ty nữa.

TÓM TẮT

- Rất quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa doanh nhân, người thích tạo ra những điều mới mẻ với nhà kinh doanh vốn biết rõ việc quản lý công ty và làm cho nó phát triển.

- Nếu là một doanh nhân không có kỹ năng của một nhà quản trị kinh doanh, hãy chuẩn bị cho sự chuyển giao ngay khi nhận thấy thời điểm tạm biệt đang đến gần.

- Đừng để những ràng buộc tình cảm với công ty kéo bạn lại khi tất cả những chứng cứ đều chỉ ra tốt nhất là bạn nên ra đi.

NHÂN TỐ THẤT BẠI CHÍNH THỨ 14

Không biết khi nào nên rời cuộc chơi.

LỜI TẠM BIỆT

Vâng quyển sách đến đây là kết thúc. Hy vọng tôi không quá thẳng thừng. Và nếu có vị độc giả nào cảm thấy tôi đưa vào quá nhiều kinh nghiệm cá nhân, xin cho tôi được xin lỗi. Tôi không hề có ý định khoe khoang mà chỉ muốn đưa ra những ví dụ để chứng minh quan điểm của mình mà thôi. Khi kết thúc quyển sách tôi mới nhận ra rằng đây không phải là cuốn “sách đen” cho doanh nhân, mà là “sách đen” cho những doanh nhân “giả tạo”. Một doanh nhân thực thụ sẽ không hề lo lắng với những gì tôi đề cập trong sách này.

Đối với một doanh nhân thực thụ, quyển sách này sẽ như là lời nhận xét vô thưởng vô phạt mà thôi.

Lời khuyên cuối cùng : coi chừng bạn là kẻ thù của chính mình. Che giấu sự kém hiểu biết của mình chính là cội rễ của thất bại.

Hãy tiến bước để chiến thắng, chứ không phải chỉ để đánh gục nó. Cũng giống như trong cuộc cống và trong tình yêu trở thành doanh nhân chỉ là vấn đề của ý chí mà thôi.

FERNANDO TRIAS DE BES

( Source : Cẩm nang giúp thành công cho những người dám nghĩ dám làm - Fernando Trias De Bes )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét