Ads 468x60px

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

THẬM CHÍ MỘT DOANH NHÂN BÌNH THƯỜNG HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC ANH TA THÍCH CŨNG ĐỦ NỔI TRỘI


Tôi có một người bạn Châu Ân sang Mỹ sống vài tháng để tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Anh ta mê mệt một tiệm bán thức ăn nhanh anh mới khám phá. Và thế là anh ta bỏ thêm 6 tháng để nghiên cứu tiệm đó hoạt động như thế nào, bán những thức ăn gì, giá cả ra sao, và tất cả những chi tiết khác. Nhưng anh ta không hề tự hỏi mình có thực sự thích kinh doanh thức ăn nhanh hay không.


Trước khi đưa ra dự án vào hoạt động một vài tuần, anh đến tìm tôi hỏi ý kiến. Anh mới nghe ý kiến của tôi nhưng thật ra anh không muốn nghe những lời gì ngoài động viên khích lệ. Tôi hỏi anh có kinh nghiệm gì trong ngành thức ăn nhanh, “Anh đã làm trong ngành này chưa? Anh biết nó hoạt động ra sao không? Anh có thích ngành này không?” Anh ta không thèm để ý đến những câu hỏi của tôi. Cứ như là bị tẩy não vậy, anh cứ nói thao thao bất tuyệt về những điều kỳ diệu anh đã chứng kiến và những lý do giúp ý tưởng của anh sẽ hoạt động tốt.

Anh bạn này đã làm trong ngành quảng cáo được 8 năm. Anh biết rõ tất cả về ngành này. Nếu tự ra mở công ty riêng, anh có thừa khả năng và năng lực để thực hiện nó cho đến khi tôi hỏi anh ta về việc thiết lập ra sao, hóa ra anh ta không hề thích thú về thức ăn. Trong suốt buổi nói chuyện anh ta thú nhận kinh doanh thức ăn không hề hấp dẫn anh ta. Điều anh say mê là sự thành lập mới lạ mà anh đã nghiên cứu rất kỹ.

Tôi cho biết mình không bị thuyết phục. Ngoài ra, công việc đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn: nếu muốn đạt kết quả tốt, anh ta phải thành lập một lúc 3 cửa hàng ở 3 thành phố lớn. Tôi cố can ngăn anh ta. Tôi có thể thấy được anh ta không hề thích thú về ngành này – anh chỉ bị thôi miên bởi một khái niệm mới lạ không nhất thiết phải hoạt động được ở đất nước anh. Tôi cố thuyết phục anh mở công ty quảng cáo hay dịch vụ tiếp thị vốn rất quen thuộc với anh, và với nỗ lực và sự thông minh, anh chắc chắn sẽ thành công rực rỡ. “Anh ngán ngành quảng cáo rồi à?”, tôi hỏi và anh lắc đầu. Không, anh không chán ngành quảng cáo, anh chỉ quá bị hấp dẫn với việc kinh doanh thức anh nhanh và quyết định thử một cái gì mới vậy thôi.

Anh ta mở 3 cửa hàng và 3 năm sau phá sản. Bây giờ anh chỉ là một nhân viên bình thường của một công ty quảng cáo, trở về đúng xuất phát điểm của mình.

Anh ta là trường hợp điển hình cho dạng hành vi hết sức nguy hiểm: sự ám ảnh lỳ lợm về một ý tưởng hay sản phẩm nào đó mà không hề cân nhắc đến kinh nghiệm hay niềm đam mê trong lĩnh vực đó. Những triệu chứng khác bao gồm sự từ chối chỉnh sửa sản phẩm hay ý tưởng một cách cứng nhắc và lì lợm- điều này cũng dễ hiểu vì một khi ý tưởng thay đổi quá nhiều, nó sẽ mất đi vẻ hấp dẫn đối với họ và điều này xảy ra, cho thấy họ chẳng hề đoái hoài gì đến lĩnh vực kinh doanh.

Đây là một lời khuyên hữu ích cho những ai dự định kinh doanh. Hãy nghĩ về bất kỳ thứ gì bạn định bán. Sau đó để ý tưởng đó qua một bên và nghĩ: “Đấy là lĩnh vực mình sẵn sàng tấn công, nhưng liệu nó có hấp dẫn nếu mình có những sản phẩm và dịch vụ khác.”

Nếu câu trả lời là không, hãy suy nghĩ kỹ trước khi tiếp tục vì rất có thể bạn sẽ phải thay đổi ý tưởng kinh doanh của mình như tôi đã giải thích ở chương trước. Thậm chí cũng có thể, trong 1 hoặc 2 năm tới, bạn sẽ phải từ bỏ ý định ban đầu và tìm phương pháp sống còn khác trong cùng lĩnh vực.

Một người khác chia sẻ: “Thật vậy, có một số lĩnh vực rất khó nuốt, nhưng nếu đó là lĩnh vực bạn đam mê, công việc sẽ luôn tạo hứng thú.”

Người khác thì cho rằng, “Khi chọn lĩnh vực, hãy tìm kiếm sự đam mê. Nó giống như trong thời gian đôi lứa tìm hiểu nhau vậy. Một số người có thể biết rành về một lĩnh vực nào đó nhưng thực sự không đam mê. Thất bại. Phải chọn lĩnh vực thực sự thúc đẩy bạn.”

Sản phẩm cũng phải là động lực. “Trên tất cả, bạn phải yêu quý sản phẩm của mình”, vị doanh nhân thành công trong chuỗi nhà hàng dinh dưỡng khuyên. Khi bắt đầu kinh doanh, cả ông lẫn cộng sự đều không có chút khái niệm nào về kinh doanh nhà hàng. Nhưng ngược lại họ thực sự đam mê học hỏi nó. Hãy chú ý đến sự khác biệt hoàn toàn giữa trường hợp này và trường hợp kinh doanh chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh ở trên vốn không hấp dẫn người muốn kinh doanh nó.

Anh ta chỉ bị “bỏ bùa” bởi sự thiết lập đặc biệt mới mẻ, chứ không vì dịch vụ hay sản phẩm đằng sau nó.

Một người đam mê xe cũng có cùng cơ hội như người bán xe, mặc cho anh ta có thể có ít kinh nghiệm về công việc này. Anh ta sẽ phải học hỏi thêm nhiều. Nhưng vì sự đam mê thay vì đối mặt với khó khăn, sự thiếu kinh nghiệm và long nhiệt huyết đối với sản phẩm sẽ là động lực thúc đẩy anh tiến bước.

Nói tóm lại, kinh doanh trong lĩnh vực mình không có hứng thú là một trong nhân tố thất bại chính.

( Source : Cẩm nang giúp thành công cho những người dám nghĩ dám làm - Fernando Trias De Bes )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét