Tôi nhớ một lần có 2 kiến trúc sư trung niên hỏi ý kiến tôi về “ trò may rủi dành cho câu lạc bộ những người mua sắm” họ thấy trong một lần du lịch nước ngoài. Tôi đến thăm họ tại phòng làm việc. Ý tưởng của họ rất mới lạ và tôi hỏi họ 2 câu: “ Công việc kiến trúc tốt chứ?” “Tuyệt vời,” họ trả lời. Tôi hỏi tiếp, “Thế sao các anh lại muốn phức tạp hóa cuộc sống trong thời điểm mọi thứ đang ổn định thế này?” “sao các anh muốn dành thời gian cho công việc mình không hiểu và cũng chẳng cần?” “Bộ anh tính bỏ dở việc kinh doanh hiện tại và liều mất nó để dành thời gian cho dự án này? Nếu cảm thấy mệt mỏi, hãy nghĩ phép hay xây dựng mô hình. Ý tưởng này thật ngớ ngẩn.”
Họ nhìn tôi chằm chằm và chẳng nói gì.
Một khi đã có tinh thần kinh doanh, bạn không bao giờ muốn từ bỏ. Tốt thôi. Nhưng bám vào điều vô nghĩa thì không tốt chút nào, cho dù ý tưởng kinh doanh đó có hay đi chăng nữa.
Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bạn không biết rõ sẽ giảm tỉ lệ thành công. Tại sao? Bởi vì bạn không biết khi nào mình không theo luật. “Sự ngây thơ chỉ dành cho con nít. Bạn không thể nào phá luật nếu không nắm rõ nó. Tốt hơn là nên đương đầu với thử thách, ý thức được các rủi ro hơn là chỉ tin vào vận may mù quáng”, một doanh nhân khuyên.
Tại sao phải phá luật của lĩnh vực đó? Có cần thiết không? Đúng là trong lĩnh vực cổ phiếu, với hiểu biết về sự phát triển tốc độ của nó, bạn có thễ cho phép mình nhảy vào kinh doanh mà không cần sáng tạo, chỉ cần xuôi theo dòng chảy của nó. Trong những trường hợp như vậy, hầu như ai cũng thành công. Nhưng nếu bước vào lĩnh vực đã chín muồi và vững chắc mà lại hạn chế mình hoạt động theo những gì tất cả các đối thủ khác đang làm, chắc chắn bạn đang lâm vào bước đường cùng. Hãy làm khác, nếu không sẽ thất bại.
Một doanh nhân chia sẻ lý do nhà xuất bản của ông thất bại do hoạt động theo luật từ đầu đến cuối. Nói cách khác, ông ta làm tất cả những gì cần làm đối với một nhà sản xuất tốt, nhưng ông ta không làm sao tạo ra sự khác biệt và rồi ngành xuất bản gặp khủng hoảng. Ông rút ra bài học giá trị. Đối với việc kinh doanh hiện tại, ông không ngừng đổi mới.
Vậy thì, chúng ta có thể suy luận như sau: nếu kinh doanh không có ý tưởng mới mẻ dẫn đến thất bại, vậy thì đổi mới sẽ giúp tăng thành phần thành công.
Nhưng làm cách nào để bạn biết mình là một “nhà cải cách”? Bạn có thể biết điều này nếu bạn hiểu rõ lĩnh vực đang theo – bạn đang đối đầu với luật lệ nào, bạn đang cân nhắc khía cạnh nào của lĩnh vực?
Tôi xin kể một trường hợp lý thú sao đây. Có một doanh nhân tương lai đã làm việc trong ngành phân phối băng địa DVD rất lâu, anh nắm rõ ngành này như trở bàn tay. Vào một thời điểm nào đó, anh sẵn sàng mở công ty riêng. Ý tưởng kinh doanh của anh rất đơn giản: mời các nhà cung cấp, những công ty sản xuất phim tham gia vào việc kinh doanh mà họ chưa hề tham gia bao giờ: phân phối những sản phẩm của chính họ dưới dạng băng đĩa và DVD. Anh đàn phán với vài công ty sản xuất và thuyết phục họ đầu tư, cho anh quyền phân phối băng, đĩa phim của họ. Đây là một dạng kết hợp xuôi dòng: nhà cung cấp sáp nhập vào công ty của khách hàng.
Ở đây, ta không bàn đến việc kinh doanh dựa trên ý tưởng mới lạ hay dạng kinh doanh công nghệ cụ thể. Tất cả những gì anh ta làm là xác định lại luật của lĩnh vực đó. Nhưng chỉ có những người thật sự hiểu rõ lĩnh vực của mình mới có thể làm như vậy.
Mọi chuyện dễ vậy sao? Mọi người đều bảo anh ta dự án đó bất khả thi, rằng anh ta không thể thuyết phục các công ty sản xuất đối thủ chịu đồng ý hợp tác chung, thậm chí ở các ngành khác nhau cũng khó. Đây thật sự là một thách thức. Nhưng anh này có khả năng phi thường trong việc tìm ra mẫu số chung giữa những mối quan tâm khác biệt và đưa vào thỏa thuận với các điều khoản mọi người cùng có lợi. Anh đã “dẫn dắt cuộc chơi ” rất tuyệt vời, nhờ lợi thế về kiến thức trong ngành.
Nhưng nếu chuyện gì sẽ xảy ra nếu như, mặc cho những lời cảnh báo trên, bạn vẫn muốn kinh doanh trong lĩnh vực mình không nắm rõ hay không có kinh nghiệm? Chắc bạn sẽ thất bại? Không hẳn thế. Nhưng muốn bảo đảm cơ hội thành công, bạn phải áp dụng một trong những con đường sau đây:
- Lựa chọn đầu tiên: Tham khảo ý kiến người trong ngành và chia sẻ với họ về ý tưởng cũng như cách thức đưa ý tưởng vào hoạt động. (Hãy nhớ “Doanh nhân kiểu Gollum” và đừng sợ hãi: không ai đánh cắp ý tưởng của bạn đâu). Quan trọng là phải nắm rõ lý do các chuyên gia đánh giá ý tưởng của bạn vô dụng. Không hẳn họ đúng, mà bởi vì, khi lắng nghe những nghi ngờ của họ, bạn sẽ xác định và lường trước những khó khăn sắp đối mặt.
- Lựa chọn thứ 2: Hãy làm việc trong ngành vài tháng trong thời gian thu thập thông tin cho các dự án kinh doanh của mình. Nghe có vẻ lãng phí thời gian nhưng thực ra một vài tháng này sẽ đem lại cho bạn kinh nghiệm và những cái nhìn giá trị. Bên cạnh đó, bạn sẽ không bị mất tiền hay gặp phải rủi ro vì làm việc cho người khác và lại được trả lương. Một doanh nhân tham dự phỏng vấn chia sẻ “Bạn hoàn toàn có thể bước vào kinh doanh trong lĩnh vực mới, nhưng bạn phải dành thời gian làm quen nó trước.”
- Lựa chọn thứ 3: Tìm cộng sự có kinh nghiệm sâu sắc về lĩnh vực đó, mặc dù đôi khi không có cộng sự càng tốt. Anh ta/ cô ta có thể là một dạng Jiminy Cricket, báo trước về những cạm bẫy và những chướng ngại phía trước khi bạn cố đưa ý tưởng vào thực tế. Về lâu dài, cộng sự này sẽ trở nên hữu ích hơn trước mắt, anh ta/cô ta sẽ giúp giảm đáng kể thời gian học hỏi của bạn. Bạn có thể tìm mối quan hệ hợp tác trong đó một người có kinh nghiệm trong ngành và người kia lại biết rõ ngoài ngành. Người nhứ thất có thể rút ngắn quá quá trình tìm hiểu và giúp bạn biết rõ luật chơi; người còn lại sẽ mang đến những ý tưởng bên ngoài giúp bạn phá luật và đổi mới.
Thảo luận, quan sát, đi tìm hiểu, đặt câu hỏi, luôn giữ tin thần cầu tiến đối với những sản phẩm trong lĩnh vực và những hoạt động của đối thủ cạnh tranh – đó là một vài trong số những điều bạn nên làm. Ý tưởng và sản phẩm riêng biệt của bạn dường như trở nên không còn quan trọng nữa. Một doanh nhân thực thự không phải là người triển khai ý tưởng mà là người có khả năng bao quát và đổi mới trong lĩnh vực.
TÓM TẮT
- Sự lựa chọn lĩnh vực thị trưởng cho việc kinh doanh của bạn phải là kết quả của một quyết định đã qua cân nhắc kỹ càng, chứ không phải là một kết quả bất kỳ của một ý tưởng.
- Hãy chọn lĩnh vực và sản phẩm bạn thực sự đam mê.
- Hãy hoạt động trong lĩnh vực mình hiểu rõ. Nếu không biết về lĩnh vực đó, hãy dành thời gian tìm hiểu hay tập trung xung quanh bạn những người biết rõ nó.
- Bạn phải mang cái mới mẻ vào lĩnh vực thị trường bạn chọn để hoạt động kinh doanh – bạn chỉ có thể làm được điều đó một khi biết rõ những luật lệ mình đang phá, điều này không thể hoàn thành với sự thiếu hiểu biết.
NHÂN TỐ THẤT BẠI THỨ 9
Hoạt động trong lĩnh vực bạn không thích hay không hiểu rõ.
( Source : Cẩm nang giúp thành công cho những người dám nghĩ
dám làm - Fernando Trias De Bes )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét