Tương tự như thủ thuật Này anh bạn tốt bụng, thế đủ rồi, thủ thuật này rất hữu ích khi đối tác bắt đầu đưa ra những yêu cầu vô lý hoặc gây trì trệ quá đáng cho cuộc đàm phán. Lúc này bạn cần đưa ra hành động trừng phạt, tạo ra cảm giác rằng đối tác vẫn còn một chân đặt trên cảng và chân kia đã đặt lên tàu - và tàu đang chầm chậm rời bến.
Ví dụ
Chủ một toà nhà thương mại quyết định hoàn nợ tài sản cố định vì nhận thấy tỷ lệ lãi suất đã giảm đáng kể. Cô đang thoả thuận với hai ngân hàng để có tỷ lệ lãi suất cạnh tranh nhất. Bằng thủ thuật sức mạnh cạnh tranh, cô liên tục đạt được nhượng bộ từ cả hai ngân hàng. Cuối cùng nhân viên của một trong hai nhà băng này, khi đã bị dồn đến giới hạn của mình, đã nói với chủ toà nhà rằng nếu cô không ký một thư hứa vay để giữ khoản nợ với lãi suất 8% trước 5 giờ chiều ngày thứ sáu tuần này, thỉ tỷ lệ sẽ tăng lên đến 8,13% kể từ 8 giờ sáng thứ hai tuần tới.
Ứng phó
Cách ứng phó dễ nhất cho người chủ toà nhà là thù thuật ủng dành cho người đi bộ, tập trung vào đàm phán với ngân hàng còn lại hoặc mở đàm phán với ngân hàng thứ ba. Cách ứng phó hiệu quả thứ hai là thủ thuật nhượng bộ có điều kiện. Cô đồng ý sẽ ký thư hứa vay với tỷ lệ lãi suất 8% nếu ngân hàng không tính phí định giá. Cuối cùng cô có thể sử dụng thủ thuật (số 28) bắt thóp đối phương, nói với nhân viên ngân hàng rằng cô không thể nào đưa ra cam kết trước thứ sáu được, vì thế nếu ngân hàng không thể giữ tỷ lệ lãi suất 8% thì chẳng cần phải đàm phán thêm nữa.
( Source : 101 Bí quyết đàm phán thành công - Peter B
Stark – Jane Flaherty )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét