Niềm tin cũng có thể được chuyển tải nhờ một bức thư. Thực vậy, thư từ là công cụ tuyệt vời để bày tỏ suy nghĩ của bạn và tạo động lực cho người khác.
Người viết thư có thể tạo ảnh hưởng lên tiềm thức của người nhận, tuy sức mạnh của hình thức tạo động lực này còn tùy thuộc vào một số yếu tố.
Ví dụ, nếu bạn là cha mẹ và con cái bạn đang đi học xa nhà, bạn có thể thông qua thư từ, điện tín, điện thoại để:
(a) định hình tính cách của con;
(b) thảo luận những vấn đề mà bạn do dự hay chưa bao giờ dành thời gian để thảo luận trực tiếp với con; và (c) bày tỏ những suy nghĩ của bạn...
Một cậu bé/cô bé có thể chưa sẵn sàng đón nhận những lời khuyên trực tiếp của cha mẹ. Nguyên nhân có thể là do tác động của môi trường xung quanh và cảm xúc của trẻ trong thời gian diễn ra cuộc trò chuyện. Tuy nhiên, cũng chính cậu bé/cô bé đó lại có thể đón nhận những lời khuyên gián tiếp của cha mẹ qua những bức thư với lời lẽ chân thành.
Các giám đốc điều hành hay giám đốc bán hàng biết viết thư khích lệ nhân viên có thể tạo động lực để họ phá vỡ mọi kỷ lục doanh số trước đây. Tương tự như vậy, nhân viên bán hàng biết viết thư cho giám đốc của mình cũng sẽ thu được nhiều lợi ích từ công cụ tạo động lực này.
Để viết một bức thư truyền cảm hứng hay tạo động lực, người viết cần suy nghĩ để thể hiện một cách cô đọng mọi ý tưởng của mình trên giấy. Bạn có thể đặt câu hỏi để hướng suy nghĩ của người nhận theo cách mình muốn. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi để hy vọng nhận được thư hồi đáp.
Cách khiến một sinh viên đại học phải viết thư
. J. Pierpont Morgan đã chứng minh rằng có một số ”thủ thuật” có thể khiến người nhận phải trả lời thư. Chị ông phàn nàn rằng hai cậu con trai đang học đại học xa nhà không có thói quen viết thư về cho gia đình. Morgan nói rằng ông có cách buộc hai cậu sinh viên đó trả lời thư ngay sau khi ông gửi thư cho họ. Ông đã viết hai bức thư cho hai cháu và quả nhiên cả hai trả lời ông ngay lập tức.
Quá ngạc nhiên, chị ông hỏi: “Cậu làm thế nào mà hay thế?”. Morgan liền trao hai bức thư cho chị. Bà đọc được trong thư các thông tin thú vị về đời sống đại học và cả những suy nghĩ dành cho gia đình. Nhưng phần tái bút của cả hai cậu con trai y hệt nhau: “Mười đô-la cậu gửi kèm trong thư cháu vẫn chưa nhận được!”.
( Source : Tư duy tích cực tạo thành công - Napoleon Hill - W. Clement Stone )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét