Ads 468x60px

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Nếu biết rõ điều gì có thể tạo động lực cho một người, bạn có thể truyền cảm hứng cho anh ta


Khi còn nhỏ, Walter Clarke của Hiệp hội Walter Clarke, Providence, Đảo Rhode, ước mơ trở thành bác sĩ. Nhưng khi lớn lên, ông lại muốn trở thành kỹ sư. Và ông đã chọn học ngành kỹ sư.

Trong thời gian theo học ở Đại học Columbia, ông nhận thấy việc nghiên cứu hoạt động tinh thần của con người mới là một ngành học đầy hứng thú, thế là ông chuyển sang ngành tâm lý học và tốt nghiệp thạc sĩ về lĩnh vực này. 

Walter Clarke từng làm việc tại phòng nhân sự ở hệ thống chuỗi siêu thị Macy’s và một vài công ty nổi tiếng khác. Vào thời điểm đó, các công ty thường sử dụng bài kiểm tra tâm lý để thu thập những thông tin mà họ cần, như trắc nghiệm để xác định chỉ số thông minh, năng lực và tính cách của ứng viên. Nhưng ai nấy đều bỏ sót một yếu tố hết sức quan trọng.

Walter đã nỗ lực hết mình để tìm kiếm yếu tố còn thiếu đó. Ông nghĩ: “Một kỹ sư có thể lựa chọn bộ phận thích hợp để đặt vào đúng vị trí và giúp chiếc máy vận hành tốt. Với con người cũng vậy. Mình muốn chọn đúng người và giao đúng việc cho họ”.

Và bạn thấy đấy, cũng như nhiều nhân viên phòng nhân sự khác, Walter đã nhận ra một điều: mọi người vẫn thất bại trong công việc của mình, dù kết quả các bài kiểm tra cho thấy họ hoàn toàn đủ trí thông minh, năng lực và tính cách  để hoàn thành tốt công việc đó. “Vậy thì tại sao chúng ta lại phải đối mặt với tình trạng thay đổi nhân sự xoành xoạch?” 

- Ông tự hỏi. - “Yếu tố còn thiếu là gì?”.

Câu trả lời hết sức đơn giản: chúng ta thành công hay thất bại khi chúng ta được hoặc không được truyền cảm hứng. Vì vậy, Walter đã phát triển một kỹ thuật phân tích có thể:

(a) Chỉ rõ khuynh hướng hành vi của cá nhân trong môi trường thuận lợi hay bất lợi;
(b) Xác định dạng môi trường thu hút hay đẩy lùi anh ta trong những tình huống thuận lợi hoặc bất lợi;
(c) Quan trọng nhất là chỉ ra cho mỗi cá nhân “thế mạnh tự nhiên” của họ.

Ngoài ra, ông còn phát triển một kỹ thuật có thể phân tích yêu cầu công việc một cách hiệu quả.

Không lâu sau, Walter Clarke đã tìm thấy đúng điều ông đang cần. Đó là kỹ thuật có tên Phép Phân Tích Hướng Hành Động (Activity Vector Analysis), thường được nhắc đến với tên viết tắt AVA. Dựa trên câu trả lời của ứng viên, Clarke lập ra một biểu đồ. Ông còn xây dựng một công thức có thể áp dụng để thiết kế sơ đồ tương tự cho bất kỳ công việc nào. Khi sơ đồ của ứng viên có sự tương đồng với công việc thì xem như ông đã có một sự kết hợp hoàn hảo.

Tại sao? Bởi vì ứng viên đã có một công việc phù hợp với mình một cách tự nhiên. Và tất nhiên mọi người đều muốn làm những công việc mình yêu thích. Điều đó mang lại niềm vui lớn cho họ.

Vai trò của AVA là giúp các nhà quản trị kinh doanh trong  việc: (a) tuyển chọn nhân sự; (b) phát triển quản lý; (c) cắt giảm chi phí nhân viên do tình trạng vắng mặt, bê trễ; và (d) kiểm soát tần suất thay đổi nhân sự.

( Source : Tư duy tích cực tạo thành công - Napoleon Hill - W. Clement Stone )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét