Chúng ta không phải là Einstein. Không hẳn là những kết quả có được từ việc biến thái độ không hài lòng thành nguồn cảm hứng của chúng ta có thể làm thay đổi thế giới.Tuy nhiên, chúng vẫn có thể làm thay đổi thế giới riêng của mình. Chúng tôi sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện đã xảy ra với Clarence Lantzer.
Công việc này có đáng để bạn làm hay không? Clarence Lantzer là nhân viên soát vé trên xe điện ở Canton, Ohio trong nhiều năm liền. Một buổi sáng, ông thức dậy và quả quyết rằng mình không thích công việc này. Đây là công việc quá đỗi đơn điệu. Ông cảm thấy mệt mỏi. Càng nghĩ, Clarence lại càng thấy chán nản. Ông dường như không thể thoát khỏi suy nghĩ ấy. Thái độ này cứ lớn dần trong ông và trở thành một nỗi ám ảnh.
Tuy nhiên, bạn không thể dễ dàng bỏ việc khi nói rằng mình cảm thấy không hài lòng. Chí ít thì bạn cũng phải quan tâm đến kế sinh nhai, để thu nhập của mình không bị ảnh hưởng.
Vốn gắn bó lâu dài với các toa xe điện, Clarence quyết định phải tìm cách thoát ra khỏi tình trạng bế tắc tinh thần này. Ông đăng ký tham gia khóa học Thái độ tích cực - Khoa học của thành công, và ông đã phát hiện ra rằng mọi người đều có thể hài lòng với bất kỳ công việc nào nếu họ muốn.
Điều duy nhất cần làm là chọn một thái độ đúng đắn. Clarence bắt đầu tìm hiểu xem mình có thể làm được gì. “Làm thế nào để cảm thấy hài lòng trong công việc?” - Ông tự hỏi. Và ông đã tìm ra một câu trả lời hợp lý. Ông tự nhủ rằng mình sẽ vui hơn nếu có thể khiến người khác hạnh phúc.
Trên thực tế, ông có thể khiến rất nhiều người cảm thấy hạnh phúc. Đó là những con người thuộc đủ mọi thành phần xã hội, những người mà ông có dịp gặp gỡ mỗi ngày trên các toa xe điện. Ông chợt nghĩ: “Mình sẽ tận dụng đặc điểm này để làm cho mỗi ngày trở nên tươi đẹp hơn với bất kỳ ai bước lên xe”.
Kế hoạch của Clarence thật tuyệt vời. Khách đi trên xe nhận được thái độ niềm nở và những lời chào hỏi thân tình của ông.
Họ cảm thấy vui và Clarence cũng vậy. Tất cả chỉ nhờ những lời chào hỏi và thái độ quan tâm của ông dành cho họ. Tuy nhiên, người giám sát lại có một thái độ hoàn toàn đối lập. Ông ta gọi Clarence đến và yêu cầu dừng ngay cách hành xử này.
Clarence không hề để tâm đến lời cảnh báo này. Ông đã có một quãng thời gian thú vị khi giúp người khác cảm thấy vui vẻ. Khi thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp với hành khách cũng là lúc ông đạt được những thành quả vượt bậc trong công việc. Nhưng Clarence bị sa thải!
Ông gặp trở ngại lớn trong cuộc sống, nhưng không sao cả. Chí ít thì theo khóa học Thái độ tích cực, đây vẫn là một dấu hiệu tốt. Clarence muốn gặp Napoleon Hill (lúc đó đang sống tại Canton) để tìm hiểu xem tại sao khó khăn lần này lại là dấu hiệu tốt, và tốt như thế nào. Ông gọi điện cho Hill và sắp xếp một cuộc hẹn vào chiều hôm sau.
“Tôi đã đọc cuốn Cách Nghĩ để Thành Công và tôi cũng tham gia khóa học Thái độ tích cực, nhưng dường như tôi đã chọn sai đường”. Sau đó, ông kể cho Napoleon Hill nghe chuyện đã xảy ra với mình. “Tôi phải làm gì bây giờ?” – Cuối cùng ông hỏi.
Napoleon Hill mỉm cười và nói: “Nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề của ông. Ông từng cảm thấy không hài lòng với công việc bởi đây quả là một công việc nhàm chán. Ông đã đúng. Ông cố gắng sử dụng thái độ thân thiện và cách hành xử nhã nhặn với mục đích hoàn thành công việc tốt hơn và để cảm thấy hài lòng với công việc. Vấn đề đã nảy sinh khi người giám sát của ông không hiểu rõ giá trị những việc ông đang làm. Nhưng điều đó thật là hay! Tại sao ư? Bởi vì giờ đây ông đang ở một hoàn cảnh rất thuận lợi để vận dụng những tính cách tốt đẹp của mình nhằm đạt được những mục tiêu lớn hơn”.
Và Napoleon Hill đã chỉ cho Clarence Lantzer cách sử dụng thái độ thân thiện và lối hành xử nhã nhặn vào một công việc thích hợp hơn, chẳng hạn trong công việc của một người bán hàng. Thế là Clarence trở thành nhân viên trong Công ty Bảo hiểm Nhân thọ New York.
Khách hàng đầu tiên của Clarence là chủ tịch một công ty toa xe điện. Clarence đã vận dụng tính cách của mình một cách hoàn hảo và bước ra khỏi văn phòng của vị khách này cùng với một hợp đồng bảo hiểm trị giá 100.000 đô-la!
Lần cuối cùng Hill nhìn thấy Lantzer là lúc ông đã trở thành một trong những người bán hàng có doanh thu cao nhất ở Công ty Bảo hiểm Nhân thọ New York.
Bạn đang làm công việc không phù hợp với mình?
Tính cách, khả năng và năng lực giúp bạn thành công trong môi trường này lại có thể tạo ra những phản ứng tiêu cực ở môi trường khác. Vì vậy, bạn cứ mạnh dạn thay đổi công việc và chuyển sang một môi trường khác thích hợp hơn. Việc thay đổi công việc không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bạn có thể điều chỉnh môi trường làm việc cho phù hợp với tính cách, khả năng và năng lực của bản thân. Có như thế, bạn mới tìm thấy niềm vui trong công việc. Giải pháp này sẽ giúp bạn thay đổi thái độ tinh thần từ tiêu cực sang tích cực.
Nếu phát huy và duy trì khát vọng cháy bỏng để đạt được sự thỏa mãn và hài lòng trong công việc, bạn thậm
chí có thể thay đổi những thói quen vốn có của mình. Ban đầu, bạn sẽ gặp một vài khó khăn nho nhỏ, nhưng đó là cái giá phải trả để bạn tự hoàn thiện tính cách. Kiên trì từng bước một, thói quen cũ sẽ dần biến mất. Với quan điểm của một “con người mới”, bạn sẽ cảm thấy hài lòng vì được làm những công việc mình thích.
Để bảo đảm cho thành công sau cùng, bạn phải nỗ lực không ngừng để duy trì sức khỏe, tinh thần và đạo đức trong suốt thời gian đấu tranh nội tâm nhằm thay đổi chính mình. Trong chương tiếp theo “Nỗi ám ảnh lớn”, bạn sẽ học được cách hóa giải điều này.
Bạn đang làm công việc không phù hợp với mình?
Tính cách, khả năng và năng lực giúp bạn thành công trong môi trường này lại có thể tạo ra những phản ứng tiêu cực ở môi trường khác. Vì vậy, bạn cứ mạnh dạn thay đổi công việc và chuyển sang một môi trường khác thích hợp hơn. Việc thay đổi công việc không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bạn có thể điều chỉnh môi trường làm việc cho phù hợp với tính cách, khả năng và năng lực của bản thân. Có như thế, bạn mới tìm thấy niềm vui trong công việc. Giải pháp này sẽ giúp bạn thay đổi thái độ tinh thần từ tiêu cực sang tích cực.
Nếu phát huy và duy trì khát vọng cháy bỏng để đạt được sự thỏa mãn và hài lòng trong công việc, bạn thậm
chí có thể thay đổi những thói quen vốn có của mình. Ban đầu, bạn sẽ gặp một vài khó khăn nho nhỏ, nhưng đó là cái giá phải trả để bạn tự hoàn thiện tính cách. Kiên trì từng bước một, thói quen cũ sẽ dần biến mất. Với quan điểm của một “con người mới”, bạn sẽ cảm thấy hài lòng vì được làm những công việc mình thích.
Để bảo đảm cho thành công sau cùng, bạn phải nỗ lực không ngừng để duy trì sức khỏe, tinh thần và đạo đức trong suốt thời gian đấu tranh nội tâm nhằm thay đổi chính mình. Trong chương tiếp theo “Nỗi ám ảnh lớn”, bạn sẽ học được cách hóa giải điều này.
(
Source : Tư duy tích cực tạo thành công - Napoleon Hill - W. Clement Stone )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét